Thông Tin Hữu Ích

4 bước lắp đặt điện nhà thông minh

lắp đặt điện nhà thông minh

Lắp đặt điện nhà thông minh đang trở thành xu hướng phổ biến trong việc tối ưu hóa sự tiện nghi và hiệu quả năng lượng cho các hộ gia đình hiện đại. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, các hệ thống điện thông minh không chỉ mang lại sự tự động hóa trong việc điều khiển ánh sáng, nhiệt độ và thiết bị điện mà còn giúp tăng cường an ninh và tiết kiệm chi phí.

Hãy cùng ELEO tìm hiểu 4 bước cơ bản lắp đặt hệ thống điện thông minh cho ngôi nhà của bạn qua bài viết dưới đây.

Bước 1: Xây dựng bản vẽ thiết kế

Dù bạn tự lắp đặt hay thuê kỹ thuật viên thì xây dựng bản vẽ thiết kế cũng là bước đầu tiên để có thể lắp đặt hệ thống điện thông minh. Bản vẽ mạng điện sẽ giúp tối ưu và thực hiện đi đường điện chính xác trong nhà, hơn nữa nó cũng đảm bảo an toàn cho gia đình bạn trong quá trình lắp đặt thiết bị điện thông minh và giúp bạn dễ dàng sửa chữa sau này.

Khi đã có bản vẽ thiết kế trong tay, bạn có thể xác định được các thông số quan trọng sau:

  • Số lượng thiết bị điện trong nhà cần lắp đặt: Số lượng thiết bị thông minh cần lắp đặt trong một ngôi nhà được xác định phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nhu cầu của gia chủ, diện tích không gian và cách thức bố trí của căn nhà.
  • Vị trí lắp đặt: Mỗi thiết bị điện thông minh lắp đặt sẽ phù hợp với một vị trí riêng nhằm đảm bảo khả năng kết nối ổn định với trung tâm điều khiển. Trung tâm điều khiển Hub thường được đặt ở vị trí trung tâm ngôi nhà để không cách quá xa thiết bị nào.
  • Các loại thiết bị thông minh cần lắp: xác định rõ các thiết bị thông minh để định hình nên hệ thống tự động hóa nhà thông minh của gia đình mình. Ngoài ra, điều này cũng giúp bạn hiểu được phần nào cách thức hoạt động và giao thức kết nối của các thiết bị.
lắp đặt điện nhà thông minh

Bước 2: Xác định phương thức lắp đặt không dây hay có dây

Dùng thiết bị điện thông minh không dây hay có dây sẽ tốt hơn?

Hiện nay, có 2 phương thức lắp đặt các thiết bị thông minh phổ biến nhất: sử dụng kết nối có dây hoặc không dây. Hai phương thức này đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, phù hợp với kích thước không gian nhất định.

Các không gian nhà lớn, nhiều tầng hay các công trình công cộng rộng lớn như trung tâm thương mại, bệnh viện… nên ưu tiên sử dụng kết nối có dây để tín hiệu ổn định hơn.

Trong khi đó, kết nối sóng không dây phù hợp với các công trình dân dụng vừa và nhỏ như căn hộ chung cư, nhà phố… Các kết nối tín hiệu không dây hoạt động hiệu quả trong một phạm vi kết nối nhất định..

 Thiết bị điện kết nối không dâyThiết bị điện kết nối có dây
Ưu điểmKết nối nhanh
Lắp đặt dễ dàng nên thời gian lắp đặt ít
Đảm bảo tính thẩm mỹ cao
Ổn định duy trì tín hiệu, ngay cả trong không gian rộng
Nhược điểmKết nối dễ bị chập chờn, xảy ra sự cố nếu khoảng cách quá lớnLắp đặt đòi hỏi trình độ chuyên môn cao để đảm bảo tính thẩm mỹ và hiệu suất
Thời gian lắp đặt cần nhiều hơn.
Ứng dụngCăn hộ hay các ngôi nhà có diện tích vừa và nhỏ hoặc phạm vi sử dụng cách nhau không quá xaCác căn hộ, biệt thự lớn

lắp đặt điện nhà thông minh

Bước 3: Chuẩn bị dụng cụ

Các dụng cụ cần chuẩn bị trước khi lắp đặt bao gồm:

  • Dây dẫn (với kết nối có dây)
  • Thiết bị điện thông minh
  • Ổ cắm và công tắc thông minh
  • Nguồn điện
  • Các phụ kiện: Tua vít, khoan…

Lưu ý:

  • Đảm bảo sự tương thích của thiết bị với nguồn điện.
  • Chắc chắn rằng có đủ dây dẫn và các đế âm.
  • Cần tính toán đến cả lực đẩy ra với những thiết bị có công tắc đế âm, bởi lực quá lớn có thể gây hại cho sản phẩm.

Bước 4: Lắp đặt hệ thống điện thông minh trong nhà

Thông thường với một ngôi nhà ở Việt Nam để lắp đặt điện thông minh sẽ bao gồm các hệ thống chiếu sáng, rèm cửa, đóng – mở cửa, điều khiển tủ lạnh – điều hòa,… Nếu bạn mua riêng lẻ từng thiết bị điện thông minh về lắp sẽ rất đắt, để tiết kiệm chi phí hơn bạn chỉ cần lắp đặt công tắc thông minh cho tất cả thiết bị điện.

Để tăng tính ứng dụng và phù hợp với đa số các gia đình Việt Nam, trong bài viết này ELEO sẽ hướng dẫn bạn lắp đặt công tắc thông minh giúp bạn có thể ứng dụng điều khiển hầu hết các thiết bị điện thông minh trong nhà.

4.1. Lắp công tắc thông minh có dây

Lắp đặt điện nhà thông minh giúp bạn vận hành và quản lý cuộc sống trơn tru hơn. Dưới đây là hướng dẫn lắp đặt điện nhà thông minh có dây dẫn chi tiết. Cụ thể như sau:

1- Chuẩn bị trước khi nối dây

Hiện nay, đa số nguồn điện ở Việt Nam sử dụng điện áp 1 pha 220V/50Hz – dòng điện mạnh, có thể gây ra nguy hiểm nếu bị rò trong quá trình lắp đặt. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, bạn nên ngắt cầu dao tổng trước tiên.

Bên cạnh đó, bạn cần tiến hành kiểm tra xem dây nóng (dây L) và dây nguội (dây N) đã chắc chắn trong hộp công tắc âm tường.

2- Đấu nối dây điện trên tường vào công tắc

Công đoạn này quan trọng đòi hỏi sự chính xác chính, bạn cần nối dây nóng với đầu “L”, dây nguội với đầu “N”, nối các đầu đánh số 1,2…tới các thiết bị.

Phần lớn mặt sau của các công tắc hiện đã in kí hiệu chữ và số nên việc đầu nối này sẽ dễ dàng và chính xác hơn. Sau khi nối xong, bạn nên kiểm tra lại độ chắc chắn của mối nối để tránh xảy ra nhầm lẫn.

3- Tháo rời mặt kính và cố định công tắc

Sau khi đã đấu nối dây dẫn của thiết bị thông minh với công tắc và nguồn, bạn sử dụng tua vít bẩy nhẹ để tách rời mặt kính ra khỏi thân công tắc. Gắn công tắc vào đế và cố định bằng ốc vít.

4- Kiểm tra lại và chạy thử hệ thống điện thông minh

  • Kiểm tra các điểm đấu nối đã đúng kỹ thuật chưa, điểm nối có chắc chắn không?
  • Đối chiếu vị trí lắp đặt có khớp với bản vẽ không?
  • Xem xét các loại công tắc, các thiết bị cảm biến cũng như rèm cửa, chuông cửa có vận hành đúng không?

Xem thêm: Ký hiệu N và L trên Thiết Bị Điện là gì?

4.2. Lắp công tắc thông minh không dây

Do các khác biệt trong đặc điểm hoạt động và cấu hình thiết lập nên mỗi thiết bị không dây cũng có cách thức lắp đặt và vận hành khác nhau. So với thiết bị điện có dây, việc lắp đặt thiết bị điện không dây đơn giản hơn nhiều bởi không cần tính toán đi dây phức tạp.

Với mỗi thiết bị điện khác nhau cách thức lắp đặt sẽ có những khác biệt nhất định tuy nhiên đều có những điểm chung giống nhau. Sau đây là hướng dẫn lắp đặt hệ thống nhà thông minh với 3 bước vô cùng chi tiết. Mời bạn đọc tham khảo:

1- Xác định vị trí lắp đặt

Các thiết bị không dây có những vị trí lắp đặt riêng để tối ưu hóa hiệu quả sử dụng. Ví dụ, với cảm biến cửa, bạn có thể lắp đặt ở các cánh cửa chính, cửa sổ hoặc các ngăn kéo tủ quan trọng.

2- Thực hiện lắp đặt theo hướng dẫn trong sách

Các hướng dẫn lắp đặt điện nhà thông minh không dây đều được trình bày chi tiết trong quyển hướng dẫn sử dụng đi kèm trong vỏ hộp của thiết bị. Các thao tác lắp đặt thường thấy như sau:

  • Mở hộp sản phẩm
  • Lắp pin
  • Khởi động thiết bị
  • Kết nối thiết bị thông minh không dây với ứng dụng trên điện thoại. (Áp dụng cho công tắc thông minh điều khiển bằng điện thoại)

3- Kiểm tra lại hoạt động thiết bị thông minh

Sau khi lắp đặt hoàn thiện, bạn nên kiểm tra lại hoạt động của thiết bị thông minh nhằm:

  • Đảm bảo vị trí lắp đặt có kết nối ổn định với Hub
  • Đảm bảo lắp đặt thiết bị một cách chắc chắn, không bị kênh hay cong vênh
  • Đảm bảo các tính năng hoạt động mượt mà sau khi khởi động thiết bị và dùng thử

Khi lắp đặt điện nhà thông minh, bạn cần chú ý khả năng kết nối và giao tiếp giữa các thiết bị để thiết lập đồng bộ và nâng cao chất lượng cuộc sống cho gia đình.

Một số câu hỏi thường gặp khi thi công nhà thông minh

lắp đặt điện nhà thông minh

Các giải pháp thông minh cho ngôi nhà được tạo nên bởi kết nối nội bộ, mang đến những tiện nghi tuyệt vời cho cuộc sống của bạn. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp nhất khi tiến hành lắp đặt nhà thông minh cho ngôi nhà của bạn.

1- Làm sao để biết ngôi nhà phù hợp để lắp đặt thiết bị điện thông minh?

Với hệ thống điện 1 pha, bạn cần kiểm tra hai pha nóng – lạnh xem có tách biệt nhau hay không. Mọi công tắc và đế âm tường để hoạt động đều cần có hai pha này. Riêng đối với công tắc điện thông minh, vị trí lắp đặt công tắc luôn phải có dây N.

2- Để xây dựng hệ thống nhà thông minh cần bao nhiêu thiết bị?

Số lượng thiết bị cần lắp phụ thuộc phần lớn vào nhu cầu và diện tích không gian nhà của bạn. Trong trường hợp bạn muốn lắp đặt giải pháp an ninh thông minh cho ngôi nhà, bạn cần tiến hành lắp đặt 1 trung tâm điều khiển Hub cùng một số thiết bị thông minh tăng cường an ninh như: khóa điện tử thông minh, cảm biến cửa, cảm biến khói, camera thông minh, cảm biến chuyển động.

Còn nếu bạn đang đau đầu tìm cách hạn chế nguy cơ cháy nổ và muốn tiết kiệm điện năng tại gia đình thì các loại công tắc điện thông minh điều khiển từ xa, đèn cảm ứng là những phần không thể thiếu trong nhà của bạn.

3- Có thể tự lắp đặt các thiết bị điện thông minh tại nhà không?

Một số thiết bị không dây có cách lắp đặt và cài đặt đơn giản như trung tâm điều khiển Hub, cảm biến cửa, cảm biến khói…bạn hoàn toàn có thể lắp đặt tại nhà.

Tuy nhiên, với một số thiết bị điện thông minh khác thì cách lắp đặt có thể phức tạp và sử dụng những công cụ chuyên dụng hơn. Do đó, bạn có thể sẽ cần đến sự hỗ trợ của những đơn vị có chuyên môn.

4- Có cần đục tường, đi dây lại để lắp đặt thiết bị điện thông minh không?

Với những ngôi nhà bình thường muốn chuyển sang hệ thống nhà thông minh, bạn không cần đục tường và đi dây lại. Quá trình thực hiện lắp đặt chỉ cần thay thế các công tắc và ổ cắm thông thường bằng công tắc và ổ cắm thông minh. Như vậy , kiến trúc ban đầu của ngôi nhà vẫn giữ nguyên, tiết kiệm chi phí và thời gian thi công.

5- Thời gian lắp đặt các thiết bị trong hệ thống nhà thông minh có lâu không?

Với đa phần các công trình dân dụng thông thường hiện nay, sau khi đi dây xong, bạn sẽ mất thêm khoảng 1 tuần để lắp đặt và cài đặt hệ thống kết nối từ xa, hoàn thiện hệ thống nhà thông minh.

Lời kết

Việc lắp đặt điện nhà thông minh mang lại nhiều lợi ích vượt trội trong cuộc sống hiện đại. Hệ thống này giúp tự động hóa các thiết bị điện, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và tạo sự tiện nghi cho gia đình. Ngoài ra, nhà thông minh còn tăng tính an toàn nhờ khả năng kiểm soát từ xa qua điện thoại, cảnh báo khi có sự cố bất thường.

Hy vọng bạn sẽ có được những thông tin hữu ích qua bài viết của chúng tôi. Hãy liên hệ ngay với ELEO để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất.

Xem thêm: Giải Pháp Thiết Bị Điện Cho Công Trình Dân Dụng

To top