Thông Tin Hữu Ích

Công tắc 2 cực: Nguyên lý hoạt động và cấu tạo

Ngày nay, công tắc 2 cực được sử dụng rất phổ biến, có vai trò quan trọng trong hệ thống điện dân dụng. Mang đến sự tiện lợi cho người sử dụng, kiểm soát an toàn hệ thống điện. Công tắc 2 cực là gìCấu tạo và nguyên lý hoạt động của nó như thế nào? Ở bài viết này, ELEO sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ chi tiết hơn về công tắc hai cực!

Công Tắc 2 Cực Là Gì?

Công tắc 2 cực hay còn gọi là công tắc đơn hay công tắc một chiều. Đây là loại công tắc được sử dụng khá phổ biến. Cấu tạo công tắc gồm có 2 chân tiếp điện, bao gồm một cực động và một cực tĩnh, được sử dụng để đóng cắt mạch điện các thiết bị điện trong gia đình như đèn chiếu sáng, quạt,… Với thiết kế đơn giản và nhỏ gọn, công tắc 2 cực rất dễ lắp đặt và sử dụng.

công tắc 2 cực eleo

Cấu tạo của công tắc 2 cực

Công tắc 2 cực được cấu tạo với 2 bộ phận chính là vỏ và bộ phận bật tắt. Bên trong công tắc bao gồm một cực động và một cực tĩnh bằng đồng đóng vai trò đóng cắt mạch điện.

cấu tạo của công tắc 2 cực eleo

Nguyên lý hoạt động

Nguyên lý hoạt động của công tắc 2 cực khá đơn giản. Khi đóng công tắc, cực động sẽ tiếp xúc với cực tĩnh làm cho các mạch điện đóng kín hoàn toàn. Khi đó, mạch điện đã thông mạch để dòng điện chạy qua giúp cung cấp nguồn năng lượng cho thiết bị điện có thể hoạt động.

Các ký hiệu công tắc 2 cực

Như ở trên chúng tôi đã giới thiệu công tắc 2 cực gồm có các cực và các ký hiệu công tắc 2 cực như sau:

  • 1 cực tĩnh: ký hiệu L1
  • 1 cực động: ký hiệu COM

Với mô tả ký hiệu như trên sẽ dễ dàng hơn khi đấu dây cho công tắc và thiết bị chiếu sáng.

Bảng so sánh công tắc 2 cực và 3 cực

Công tắc 2 cực và công tắc 3 cực là những thiết bị điện dùng để mở hoặc tắt nguồn điện cho các thiết bị khác. Mời các bạn đọc cùng ELEO tìm hiểu sự giống và khác nhau giữa 2 loại công tắc này nhé:

Giống nhau

Những điểm giống nhau giữa 2 loại công tắc như sau:

  • Chức năng: Cả công tắc điện 2 cực và 3 cực đều có chức năng điều khiển mở hoặc tắt nguồn điện cho thiết bị.
  • Cơ chế hoạt động: Cả hai loại công tắc đều hoạt động dựa trên cơ chế nối mạch, trong đó các đầu nối dẫn điện sẽ được kết nối hoặc ngắt quãng tùy thuộc vào vị trí của công tắc.
  • Cách sử dụng: Cả công tắc điện 2 cực và 3 cực đều được sử dụng trong các hệ thống điện gia dụng hoặc công nghiệp, để điều khiển nguồn điện cho các thiết bị khác.
  • Cách lắp đặt: Cả hai loại công tắc đều được lắp đặt trên các tấm ổ cắm hoặc trong các hộp điện, để dễ dàng điều khiển và bảo vệ nguồn điện.
  • Tiện lợi: Cả công tắc điện 2 cực và 3 cực đều có thiết kế nhỏ gọn và dễ dàng sử dụng, giúp cho việc điều khiển nguồn điện trở nên đơn giản và tiện lợi hơn.

Khác nhau

Dưới đây là những điểm khác nhau giữa 2 loại công tắc như sau:

Điểm phân biệtCông tắc 2 cựcCông tắc 3 cực
Số lượng đầu vào2 đầu vào3 đầu vào
Số lượng vị trí1 vị trí2 vị trí
Cách hoạt độngMột đầu vào được đóng hoặc ngắtMột đầu vào được đóng, đầu ra kết nối với 1/2 đầu vào còn lại hoặc không kết nối
Ứng dụngĐiều khiển từ một vị tríĐiều khiển từ hai vị trí

Tham khảo: Công tắc 3 cực: Nguyên lý hoạt động và cấu tạo

Công dụng của công tắc điện 2 cực

Nhờ vào ưu điểm của mình, công tắc điện 2 cực được chọn để lắp đặt và sử dụng nhiều trong mạch điện. Công dụng của công tắc điện 2 cực có thể kể đến như:

bộ 2 công tắc 2 cực eleo
  • Tiết kiệm điện năng tiêu hao hơn so với những loại công tắc thông thường khác.
  • Dễ dàng lắp đặt mà không cần quá nhiều yêu cầu kĩ thuật cũng như công cụ hỗ trợ khác.
  • Với cấu tạo đơn giản của mình, công tắc điện 2 cực cũng có giá thành khá rẻ, rất phù hợp với nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng hiện nay.
  • Một số sản phẩm công tắc điện 2 cực hiện đại còn có khả năng ngắt điện tự động khi gặp sự cố, đảm bảo an toàn cho người dùng.

Hướng dẫn Cách đấu công tắc 2 cực

Như đã nói bên trên, việc lắp đặt công tắc điện 2 cực lắp đặt khá dễ dàng và không đòi hỏi quá nhiều yêu cầu kĩ thuật chuyên môn. Bạn có thể tham khảo các bước thực hiện sau để đấu công tắc hai cực:

  • Bước 1: Chọn ví trí lắp đặt: Trước hết bạn cần xác định vị trí phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình để gắn công tắc và đánh dấu lại vị trí đó. Một mẹo để đánh dấu chính xác là dùng bút chấm một nét qua 2 lỗ vít của công tắc.
  • Bước 2: Tách dây điện: Tiếp đến bạn cần chuẩn bị dây dẫn điện, tách phần vỏ dây cách điện để làm lộ ra lõi đồng bên trong. Sử dụng kéo, dao hoặc kìm tuốt dây điện để hạn chế việc đứt gãy lõi dây.
  • Bước 3: Nối dây dẫn: Sử dụng bút thử điện để xác định đâu là dây nóng, đâu là dây nguội. Sau khi đã xác định được 2 dây, bạn nối dây nóng trực tiếp vào công tắc, dây nguội nối với bóng đèn.
  • Bước 4: Lắp công tắc: Khi đã hoàn thành các mối nối, tiếp theo bạn sẽ lắp công tắc lên vị trí cần lắp đặt. Đặt công tắc lên vị trí vừa đánh dấu và vặn chặt ốc để phần dây điện ra bên ngoài để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
  • Bước 5: Kiểm tra: Sau khi hoàn tất các bước trên, bạn nên kiểm tra lại một lần nữa các mối nối và vị trí lắp đặt. Bật thử công tắc xem đèn có sáng không để đảm bảo dòng điện đã được đóng kín.

Khi lắp đặt công tắc 2 cực, bạn cũng cần đảm bảo các quy tắc an toàn điện như ngắt điện trước khi lắp đặt, thực hiện lắp đặt ở nơi khô ráo, kiểm tra kĩ các mối nối và đảm bảo không hở đường dây điện ra bên ngoài.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thương hiệu phân phối sản phẩm công tắc điện 2 cực, dưới đây ELEO giới thiệu đến bạn đọc thêm một số loại thiết bị điện dân dụng sử dụng trong gia đình hiện nay:

Tham khảo các thiết bị điện trong gia đình

Tổng kết

Hy vọng, thông qua bài viết này với những thông tin mà ELEO cung cấp sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công tắc 2 cực. Cùng với đó là những thông tin liên quan đến cấu tạo cũng như cách đấu công tắc 2 cực.

công tắc 2 cực

Nguyễn Minh Đức

Mr Đức đã kinh doanh trong lĩnh vực phân phối Thiết Bị Điện 15 năm. Tôi đã và đang muốn chia sẻ đến các bạn những kinh nghiệm và trải nghiệm tốt nhất trong lĩnh vực Thiết Bị Điện nói riêng và ngành nội thất nói chung.

Website

To top