Hiện nay aptomat 1 pha đã quá quen thuộc với các hộ gia đình và các cơ sở sử dụng hệ thống điện. Đây là thiết bị điện có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn sử dụng điện khi có sự cố chập điện, ngắn mạch,… Vậy hãy cùng ELEO tìm hiểu thông tin chi tiết về thiết bị này nhé.
Nội dung chính
Aptomat 1 pha là gì?
Aptomat 1 pha là loại thiết bị chuyển mạch dạng tép, thường có dòng đóng cắt định mức dòng cắt ngắn mạch thấp. Do đó nó thường được sử dụng trong hệ thống điện dân dụng, điện gia đình để hạn chế tình trạng chập điện, rò điện gây nguy hiểm cho người dùng. Aptomat viết tắt là MCB (Miniature Circuit Breaker).
Aptomat 1 pha được thiết kế hết sức nhỏ gọn, lắp đặt chủ yếu trong những công trình dân dụng, sử dụng cho các thiết bị điện với công suất nhỏ.
Nguyên lý hoạt động của Aptomat 1 pha: Tại tiếp điểm nhờ 2 móc khớp với nhau cùng các tiếp điểm động giúp MCB luôn giữ ở trạng thái đóng. Khi MCB ở chế độ ON, nếu khi phát hiện mạch điện quá tải hay ngắn mạch, lực hút nam châm điện lớn hơn lực lò xo sẽ làm tiếp điểm được mở ra, mạch điện bị ngắt.
Aptomat 1 pha hoạt động theo cơ chế sau. Tại tiếp điểm nhờ 2 móc khớp với nhau kết hợp cùng các tiếp điểm động giúp MCB luôn giữ ở trạng thái đóng. Khi aptomat ở chế độ On, nếu phát hiện mạch điện quá tải hoặc ngắn mạch thì lực hút nam châm điện sẽ lớn hơn lực lò xo và làm tiếp điểm được mở ra, mạch điện sẽ bị ngắt.
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách chọn aptomat cho hộ gia đình chính xác nhất
Cấu tạo Aptomat 1 pha
MCB – Aptomat 1 pha gồm 5 bộ phận chính như sau:
- Tiếp điểm: 3 tiếp điểm chính, phụ và hồ quang, một số loại có 2 tiếp điểm là tiếp điểm chính và hồ quang.
- Truyền động đóng – cắt: có 2 cách truyền động là bằng tay và bằng cơ điện. Nếu sử dụng cơ chế bằng tay thì các MCB có dòng điện định mức không quá lớn. Sử dụng cơ chế bằng cơ điện thì MCB sẽ có dòng điện định mức lớn hơn.
- Móc bảo vệ: có 2 kiểu là kiểu điện từ và kiểu rơ-le nhiệt. Móc bảo vệ có tác dụng bảo vệ thiết bị điện không bị quá tải và ngắn mạch.
- Hộp dập hồ quang: có 2 kiểu là kiểu nửa kín và kiểu nửa hở. Kiểu nửa kín được đặt trong vỏ kín của Aptomat và có lỗ thoát khí. Kiểu nửa hở dùng với với điện áp lớn hơn 1000V.
- Vỏ Aptomat: làm bằng nhựa cao cấp, có độ bền cao để bảo vệ và cố định các bộ phận bên trong.
Phân loại Aptomat 1 pha
Aptomat 1 pha có hai loại chính đó là Aptomat 1 pha 2 cực và aptomat 1 pha 1 cực:
- Aptomat 1 pha 2 cực: Đây là là thiết bị đóng cắt bảo vệ 2 dây (dây pha -dây trung tính) trong mạch điện. Loại Aptomat này thường được dùng trong lưới điện, hệ thống điện 1 pha.
- Aptomat 1 pha 1 cực: Đây là là thiết bị đóng cắt bảo vệ dây pha trong mạch điện (pha nóng). Loại Aptomat này thường được dùng trong lưới điện 1 pha hay vỏ tủ điện bảo vệ line cho chiếu sáng hoặc ổ cắm,…
Các loại Aptomat 1 Pha ELEO trên thị trường
Hiện nay ELEO đang phân phối nhiều sản phẩm Aptomat cao cấp trên thị trường, dưới đây là những sản phẩm Aptomat 1 Pha ELEO đang phân phối trên toàn quốc:
-
Aptomat 1 Pha MCB 1P 63A 230V AC 6KAGiá bán lẻ: 98,000₫
Giá đại lý: Liên Hệ
-
Aptomat 1 Pha MCB 1P 50A 230V AC 6KAGiá bán lẻ: 98,000₫
Giá đại lý: Liên Hệ
-
Aptomat 1 Pha MCB 1P 40A 230V AC 6KAGiá bán lẻ: 72,000₫
Giá đại lý: Liên Hệ
-
Aptomat 1 Pha MCB 1P 32A 230V AC 6KAGiá bán lẻ: 72,000₫
Giá đại lý: Liên Hệ
-
Aptomat 1 Pha MCB 1P 25A 230V AC 6KAGiá bán lẻ: 72,000₫
Giá đại lý: Liên Hệ
-
Aptomat 1 Pha MCB 1P 20A 230V AC 6KAGiá bán lẻ: 72,000₫
Giá đại lý: Liên Hệ
-
Aptomat 1 Pha MCB 1P 16A 230V AC 6KAGiá bán lẻ: 72,000₫
Giá đại lý: Liên Hệ
-
Aptomat 1 Pha MCB 1P 10A 230V AC 6KAGiá bán lẻ: 72,000₫
Giá đại lý: Liên Hệ
Ứng dụng của Aptomat 1 pha và hướng dẫn sử dụng
Aptomat là thiết bị đóng cắt bảo vệ loại nhỏ, dòng định mức thấp, thường được ứng dụng trong mạng điện dân dụng. Ngoài ra, trong các tủ điện phân phối công nghiệp, Aptomat thường được sử dụng để bảo vệ cho các line chiếu sáng, ổ cắm…
Hướng dẫn cách đọc hiểu các thông số kỹ thuật trên Aptomat để lựa chọn Aptomat 1 pha phù hợp:
- Ue: điện áp làm việc định mức
- Ui: điện áp cách điện định mức, biết được chính xác thiết bị này cần nguồn năng lượng điện như thế nào.
- Ui mp: điện áp chịu xung định mức
- Icu (Rated Ultimate short-circuit breaking Capacity): Dòng cắt sự cố định mức cơ bản, là dòng hiệu dụng mà máy cắt được thử theo điện áp thử nghiệm cụ thể ứng với chu trình: Cắt – t – Đóng Cắt (O – t – CO).
- Ics (Rated Service short-circuit breaking Capacity): Dòng cắt sự cố định mức theo yêu cầu riêng, là dòng hiệu dụng mà máy cắt được thử theo điện áp thử nghiệm cụ thể ứng với chu trình gồm một lần cắt và hai lần đóng cắt: Cắt – t – Đóng Cắt – t – Đóng Cắt (O – t – CO – t – CO). Do chế độ thử nghiệm này nghiêm ngặt hơn so với dòng Icu, vì vậy mà dòng này thường nhỏ hơn dòng Icu. Theo các tiêu chuẩn thì trị số Ics = 25%, 50%, 75% hoặc 100% Icu. Cái này thường phụ thuộc và công nghệ của mỗi nhà sản xuất.
- Icw (1s) hoặc Icw (3s) (Current Withstand) rated short-time (1s) withstand current: Khả năng chịu dòng ngắn mạch của máy cắt do nhà chế tạo đưa ra ứng với một khoảng thời gian (trong trường hợp này là 1s). Có trường hợp giá trị này cho phép trong 3s.
- Cat.A: Là loại cắt tức thời, không có trễ. Khác với Cat.B là loại có trễ để các aptomat phối hợp cắt có chọn lọc. Thông thường Aptomat Cat.A được sử dụng trực tiếp gắn liền với thiết bị cần bảo vệ. Còn Cat.B thường sử dụng ở thượng nguồn (Tủ tổng) để tránh trường hợp khi phía hạ thế bị sự cố mà chưa ngắt thì ở thượng nguồn đã ngắt điện.
Nếu không có hiểu biết chuyên môn sâu về hệ thống điện, các bạn chỉ cần nhớ các thông số cơ bản sau:
Số cực của aptomat ( ?P)
Dòng điện định mức In (AF) của aptomat cần mua là bao nhiêu?
Điện áp bạn đang sử dụng là bao nhiêu? 220V hay 380V?
Tổng kết
Trên đây là những thông tin hữu ích về aptomat 1 pha. Hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp quý khách hàng tìm được các thiết bị điện chính xác, phù hợp với mong muốn của mình.