Điện 3 pha là gì? Hiện nay sử dụng thiết bị điện 3 pha trong sản xuất kinh doanh và sinh hoạt hàng ngày đã không còn quá xa lạ. Thế nhưng vẫn không ít bạn còn một số thắc mắc về thiết bị này. Hãy cùng Eleo tham khảo ngay bài viết này để hiểu chi tiết hơn về điện 3 pha là gì nhé.
Nội dung chính
Nguồn điện 3 pha là gì?
Điện 3 pha là gì? Anh em có thể hiểu đó là điện sử dụng 4 dây bao gồm 1 dây lạnh và 3 dây nóng. Mỗi dây pha là một dây nóng, có 3 pha thì sẽ được 3 dây nóng chạy song song với nhau, và chung 1 dây trung tính hay còn gọi là dây lạnh.
Nguyên lý hoạt động điện 3 pha là gì?
Theo nhiều khảo sát ở nhiều nguồn, cách hoạt động như sau: Khi quay nam châm với vận tốc không đổi, thì từ trường sẽ lần lượt quét qua các dây quấn và cảm ứng vào trong dây quấn.
Lúc này sức điện động xoay chiều cùng biên độ, tần số và lệch pha nhau một góc 120 độ và nếu xét về mặt thời gian là 1/3 chu kì.
Có bao nhiêu loại điện 3 pha?
Thông thường điện 3 pha gồm có các loại: dây 4×16 và 4×10,… Khoa học cũng đã chứng minh dây điện càng nhiều lõi thì khả năng dẫn điện và dẫn dòng càng tốt.
Vì vậy thông thường chúng được sử dụng là dây điện có 4 lõi sẽ giúp dẫn điện tốt và dẫn được nhiều dòng hơn.
Tại sao nên dùng loại điện này?
Trên thực tế thì khi sử dụng điện 3 pha anh em sẽ nhận về một số lợi ích sau:
- Điện năng được truyền tải bằng mạch điện sẽ giúp tiết kiệm dây dẫn hơn điện 1 pha.
- Cấu tạo của dòng điện đơn giản nhưng đảm bảo có đầy đủ các đặc tính tốt hơn dòng điện xoay chiều 1 pha.
- Dòng điện 3 pha được sử dụng chủ yếu trong mạng lưới điện gia đình và công nghiệp, giúp dòng điện ổn định và tránh các tai nạn đáng tiếc do điện gây ra.
Công thức tính cường độ và công suất điện 3 pha là gì?
Nếu anh em chưa biết cách tính, thì dưới đây là chi tiết công thức tính về 3 pha và bảng quy đổi Ampe:
Hướng dẫn tính cường độ dòng điện 3 pha
Theo nhà Vật lý và Toán học người Pháp André Marie Ampère thì cường độ dòng điện được tính theo công thức:
I = U/R
Trong đó:
- U: là hiệu điện thế 3 pha. Tại Việt Nam thì U=380v
- R: điện trở dây dẫn
- I: dòng điện 03 pha ( đơn vị là A – ampe)
Hiện nay để đo dòng điện có độ chính xác cao thì người ta thường sử dụng ampe kìm.
Cách tính công suất dòng điện 3 pha
Tương tự ta cũng có công thức tính công suất dòng điện như sau:
P = √3 U x I x Cos(Φ)
Trong đó:
- P: công suất (Ký hiệu KVA – đơn vị KW, W)
- U: hiệu điện thế (Vol) chạy qua dây dẫn (Ký hiệu U)
- I: cường độ dòng điện Ampe (Ký hiệu A)
- Cos(Φ) tính bằng 1 hoặc 0,8
Bảng quy đổi Ampe thành công suất điện
Dạng này có 3 giá trị chính và bảng quy đổi Ampe sang công suất tương ứng:
Công suất KVA | 200V | 220V | 380V |
1 | 2.9 | 2.6 | 1.5 |
2 | 5.8 | 5.2 | 2 |
3 | 8.7 | 7.9 | 4.6 |
5 | 14.4 | 13.1 | 7.6 |
7.5 | 21.7 | 19.7 | 11.4 |
10 | 28.9 | 26.2 | 15.2 |
15 | 43.3 | 39.4 | 22.8 |
20 | 57.7 | 52.5 | 30.4 |
25 | 72.2 | 65.6 | 38 |
30 | 86.6 | 78.7 | 45.6 |
35 | 101 | 91.9 | 53.2 |
40 | 115.5 | 105 | 60.8 |
45 | 129.9 | 118.1 | 68.4 |
50 | 144.3 | 131.2 | 76 |
60 | 173.2 | 157.5 | 91.2 |
70 | 202.1 | 183.7 | 106.4 |
80 | 230.9 | 209.9 | 121.5 |
90 | 259.8 | 236.2 | 136.7 |
100 | 288.7 | 262.4 | 151.9 |
120 | 346.4 | 314.2 | 182.3 |
150 | 433 | 393.6 | 227.9 |
175 | 505.2 | 459.3 | 265.9 |
200 | 577.4 | 524.9 | 303.9 |
250 | 721.4 | 656.1 | 379.8 |
300 | 866 | 787.3 | 455.8 |
400 | 1154.7 | 1049.7 | 607.7 |
500 | 1443.4 | 1312.2 | 759.7 |
700 | 2020.7 | 1837 | 1063.5 |
Cách đấu dây điện 3 pha
Khi sử dụng nguồn 3 pha sẽ khó có thể tránh khỏi sự cố điện mất pha hoặc điện yếu. Để khắc phục tình trạng này anh em có thể tham khảo 2 cách làm sau:
Đấu 3 pha thành 1 pha
Đối với cách đầu tiên này, anh em chỉ cần dùng 2 dây điện 1 dây và lấy nguồn ở 1 pha nóng, dây còn lại lấy ở dây trung tính (hay còn gọi là dây lạnh). Lúc này anh em đo nguồn ở 2 đầu điện ra đạt 220V, như vậy là đã đấu dây 3 pha thành 1 pha thành công.
Nối dây 3 pha vào Aptomat
Gồm có 5 bước thực hiện:
- B1: chuẩn bị aptomat như yêu cầu của hệ thống với thông số phù hợp.
- B2: ngắt nguồn điện và hệ thống điện để đảm bảo an toàn trước khi bắt đầu lắp aptomat.
- B3: bắt vít cố định aptomat vào tủ điện hoặc bảng điện, lưu ý là bắt đúng chiều chữ thuận với mắt nhìn. Có nghĩa là cấp vào cổng trên và lấy nguồn ra tải từ cổng dưới.
- B4: đấu dây vào aptomat, đối với dây nóng đấu vào cọc L (3 dây pha đấu tương ứng với L1, L2, L3) còn đối với dây lạnh thì đấu vào cọc N. Sau đó thì đấu tải vào các chân bên dưới.
- B5: kiểm tra lại aptomat sau khi đã hoàn tất việc lắp đặt, kiểm tra các đầu dây xem đã chắc chắn chưa trước khi đóng điện và bắt đầu sử dụng.
Hỏi đáp về điện 3 pha là gì?
Dưới đây là , một số thắc mắc về điện 3 pha là gì được nhiều anh em quan tâm:
Dòng 3 pha có nguy hiểm không?
Thực tế thì điện nào cũng có thể rủi ro, nguy hiểm riêng. Tuy nhiên chung quy lại thì khi sử dụng các thiết bị có liên quan đến điện, thì điều cần thiết nhất là anh em nên cẩn trọng.
Ví dụ: điện ba pha có giá trị 380V sẽ có độ nguy hiểm cao hơn so với điện 1 pha chỉ 220V. Vì vậy anh em cần đặc biệt lưu ý khi thiết kế và lắp đặt loại dây dẫn để hạn chế tối đa các sự cố trong quá trình sử dụng.
Điện 3 pha bao nhiêu V?
Tùy vào mỗi quốc gia và mỗi khu vực trên thế giới mà điện 3 pha sẽ có các giá trị tương ứng khác nhau, điển hình là:
- 380V/3F: điện áp dụng tại Việt Nam
- 220V/3F: dòng điện áp dụng tại Mỹ
- 200V/3F: loại này áp dụng tại Nhật Bản
Xem thêm: Tìm hiểu về điện 1 pha, 2 pha
Điện 1 pha & 3 pha – cái nào rẻ hơn?
Mức giá khi lắp điện sẽ cao hơn so với giá lắp điện 1 pha (trong giờ thấp điểm và bình thường). Còn trong giờ cao điểm 9:30 – 11:30 và 17:00-20:00 thì mức giá điện 3 pha lại thấp hơn giá điện 1 pha.
Tổng kết
Trên đây là các thông tin và giải đáp một số thắc mắc của các về điện 3 pha là gì? Hy vọng với những kiến thức trên sẽ trang bị cho bạn đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm để lựa chọn cho mình một thiết bị chính xác, an toàn trong các hệ thống nhé.