Thông Tin Hữu Ích

Khí Cụ Điện Là Gì? Công Dụng Và Các Loại Khí Cụ Điện Phổ Biến

Khí cụ điện là gì? Câu hỏi mà không phải ai cũng biết, một thiết bị có mặt hầu hết trong mọi ngôi nhà, nhà máy, xí nghiệp, công ty,… Nó được lắp đặt nhằm phục vụ cho nhu cầu sử dụng điện của con người. Để trả lời cho câu hỏi khí cụ điện là gì hãy cùng Eleo tìm hiểu các thông tin liên quan về thiết bị này.

khí cụ điện là gì
Khí cụ điện là gì?

Khí cụ điện là gì?

Khí cụ điện là gì? Là các thiết bị được sử dụng trong các hoạt động liên quan đến điện từ việc lắp đặt, bảo dưỡng cho đến sửa chữa hệ thống điện. Khí cụ điện được phân chia thành nhiều chủng loại với nguyên lý làm việc, chức năng và kích thước khác nhau, được dùng rộng rãi trong gia đình, nhà máy, xí nghiệp hay công xưởng.

đặc điểm khí cụ điện

Thiết bị này làm việc lâu dài trong các mạch dẫn điện, khi nhiệt độ của khí cụ tăng dễ gây tổn thất điện năng dưới dạng nhiệt năng và đốt nóng các bộ phận dẫn điện và cách điện của khí cụ. Do đó, thiết bị có thể làm việc được trong mọi chế độ khi nhiệt độ của các bộ phận không vượt quá giá trị cho phép làm việc an toàn lâu dài.

Đặc điểm của khí cụ điện

Khí cụ điện đang ngày càng trở nên phổ biến hơn, giúp bạn có thể đóng ngắt, điều khiển, kiểm tra, tự động điều chỉnh, khống chế các đối tượng điện cũng như không điện trong các trường hợp sự cố. So với dòng sản phẩm truyền thống, thiết bị này sở hữu rất nhiều ưu điểm nổi trội, có thể kể đến như:

Sự phát nóng của khí cụ điện 

Dòng điện chạy trong mạch chính là nguyên nhân dẫn đến sự phát nóng của khí cụ điện. Nếu nhiệt độ vượt quá giá trị cho phép sẽ khiến khí cụ bị cháy hỏng, dẫn đến độ bền cơ khí kém kéo theo việc kim loại bị già đi nhanh chóng.

Mỗi khí cụ điện sẽ có sự phát nóng khác nhau tùy theo từng chế độ, môi trường và thời gian làm việc. Cụ thể là:

  • Chế độ làm việc lâu dài: Nếu khí cụ làm việc lâu dài, nhiệt độ sẽ bắt đầu tăng và đến nhiệt độ ổn định thì không tăng nữa đồng thời toả nhiệt ra môi trường xung quanh.
  • Chế độ làm việc ngắn hạn: Với chế độ này khi đóng điện nhiệt độ của khí cụ không đạt tới nhiệt độ ổn định mà sau khi phát nóng ngắn hạn nhiệt độ của khí cụ điện sẽ giảm xuống tới mức không so sánh được với môi trường xung quanh.
  • Chế độ làm việc ngắn hạn lặp lại: Trong khoảng thời gian khí cụ làm việc nhiệt độ của khí cụ điện tăng lên và ngược lại nhiệt độ giảm xuống trong khoảng thời gian nghỉ. Đặc biệt, khi khí cụ nghỉ nhiệt độ giảm thấp hơn giá trị ban đầu thì khí cụ điện làm việc lặp lại, khi nhiệt độ tăng lên lớn nhất gần bằng nhiệt độ giảm nhỏ nhất thì khí cụ đạt được chế độ dừng.

Tiếp xúc điện

Tiếp xúc điện được xem là một phần quan trọng của khí cụ điện cho phép dòng điện đi từ vật dẫn này sang vật dẫn khác. Trong thời gian hoạt động đóng-mở, nơi tiếp xúc thường phát nóng cao và thường bị mài mòn lớn do va chạm, ma sát.

tiếp xúc điện
Tiếp xúc điện là nơi tập trung của hai hay nhiều vật thể để dòng điện đi qua

Tiếp xúc điện là gì?

Tiếp xúc điện là nơi tập trung của hai hay nhiều vật thể để dòng điện đi qua, bề mặt tiếp xúc của hai vật dẫn được gọi là mặt tiếp xúc điện. Để đảm bảo tính an toàn của khí cụ điện trong quá trình sử dụng, tiếp xúc điện và vật liệu dùng làm tiếp điểm phải đảm bảo các yêu cầu sau.

  • Nơi tiếp xúc phải đảm bảo chắc chắn.
  • Mối nối phải có độ bền cao, không được phát nóng quá giá trị cho phép.
  • Chịu được tác động của môi trường, không được phát nóng quá giá trị cho phép đối với dòng điện định mức.
  • Vật liệu dùng làm tiếp điểm có độ bền cao, chống rỉ trong không khí và trong các khí khác.

Các loại tiếp xúc điện

Dựa vào kết cấu tiếp điểm, tiếp xúc điện được phân chia thành 3 loại cơ bản sau giúp người dùng dễ dàng phân biệt và lựa chọn. Cụ thể là:

  • Tiếp xúc cố định: Các tiếp điểm được nối cố định không rời nhau, thường được gắn chặt bằng các bu – lông, đinh tán.
  • Tiếp xúc đóng mở: Là tiếp xúc của các tiếp điểm của các khí cụ điện dùng để đóng ngắt mạch điện. Nếu phát sinh hồ quang điện, bạn cần xác định khoảng cách giữa tiếp điểm tĩnh và động thông qua dòng điện định mức, điện áp định mức và chế độ làm việc của khí cụ điện.
  • Tiếp xúc trượt: Là loại tiếp xúc của chổi than trượt trên cổ góp, vành trượt của động cơ điện hay máy phát điện. Lực ép lên bề mặt tiếp xúc trượt có thể là bulông hoặc lò xo

Một số yếu tố ảnh hưởng đến điện trở tiếp xúc

Như đã biết, điện trở tiếp xúc là điện trở do hiện tượng đường đi của dòng điện bị kéo dài tại chỗ tiếp xúc tạo nên và ảnh hưởng đến chất lượng của thiết bị. Có rất nhiều yếu tố gây ảnh hưởng đến điện trở tiếp xúc, cụ thể như sau:

  • Vật liệu làm tiếp điểm: Vật liệu làm tiếp điểm càng mềm thì độ tiếp xúc càng tốt.
  • Kim loại làm tiếp điểm thường sử dụng kim loại không bị oxy hóa.
  • Diện tích tiếp xúc có ảnh hưởng rất lớn đến điện trở tiếp xúc.
  • Nhiệt độ tiếp điểm càng cao thì điện trở tiếp xúc càng lớn, nhiệt độ của tiếp điểm thường là 200 độ C.

Các nguyên nhân gây hư hỏng và cách khắc phục khí cụ điện

Khí cụ điện là một trong những thiết bị điện đóng vai trò vô cùng quan trọng được sử dụng trong việc đảm bảo an toàn và tiện lợi trong các công việc điện. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng khí cụ điện vẫn gặp phải hư hỏng do các nguyên nhân khác nhau

Nguyên nhân gây hỏng khí cụ điện là gì

Trong quá trình sử dụng khí cụ điện không thể tránh khỏi một vài sự cố sẽ xảy ra. Dưới đây là những nguyên nhân chính gây hư hỏng khí cụ điện mà người dùng cần biết đề phòng tránh và có hướng tìm biện pháp khắc phục.

Nguyên nhân gây hỏng khí cụ điện
Trong quá trình sử dụng khí cụ điện không thể tránh khỏi một vài sự cố sẽ xảy ra

Điện thế hóa kim loại

Như đã biết, mỗi chất có một điện thế hóa học nhất định và hai kim loại có điện thế khác nhau. Nếu bề mặt tiếp xúc có nước xâm nhập sẽ gây nên hiện tượng có dòng điện chạy qua, và kim loại có điện thế âm sẽ bị ăn mòn trước.

Hư hỏng do nguồn điện

Như đã biết, mỗi chất có một điện thế hóa học nhất định và hai kim loại có điện thế khác nhau. Nếu bề mặt tiếp xúc có nước xâm nhập sẽ gây nên hiện tượng có dòng điện chạy qua, và kim loại có điện thế âm sẽ bị ăn mòn trước.

Hư hỏng do nguồn điện

Sau một thời gian dài sử dụng thiết bị điện nếu không được bảo quản tốt, lò xo tiếp điểm bị hoen rỉ sẽ không đủ lực ép vào tiếp điểm. Chính vì thế, khi có dòng điện chạy qua, tiếp điểm dễ bị phát nóng gây nóng chảy, thậm chí dính vào nhau phát sinh tia lửa làm cháy tiếp điểm. Bên cạnh đó, trong trường hợp tiếp điểm bị bám bẩn sẽ tăng điện trở tiếp xúc, gây phát nóng dẫn đến hao mòn nhanh tiếp điểm.

Ăn mòn kim loại

Thực tế, bề mặt tiếp xúc tiếp điểm thường tồn tại những lỗ nhỏ li ti, chỉ có thể nhìn thấy khi soi bởi kính hiển vi. Khi vận hành, hơi nước và các chất có hoạt tính hóa học cao có thể đọng lại trong những lỗ nhỏ này sẽ gây ra các phản ứng hóa học tạo ra một lớp màng mỏng rất giòn. Bởi vậy, trong quá trình đóng lớp màng này dễ bị bong ra khi va chạm dẫn đến bề mặt tiếp xúc sẽ bị mòn dần, đây gọi là hiện tượng ăn mòn kim loại

Oxy hóa

Những yếu tố tác động từ môi trường xung quanh làm bề mặt tiếp xúc bị oxy hóa tạo thành lớp oxit mỏng trên bề mặt tiếp xúc. Bên cạnh đó, điện trở suất của lớp oxit vô cùng lớn nên làm tăng Rtx dẫn đến gây phát nóng tiếp điểm.

Cách khắc phục hư hỏng khí cụ điện

Khi sử dụng khí cụ điện các bạn cần lưu ý các vấn đề sau để khắc phục hư hỏng khí cụ cũng như kéo dài tuổi thọ cho thiết bị. Cụ thể là:

  • Sửa chữa và cải tiến thiết bị dập hồ quang để rút ngắn thời gian dập hồ quang.
  • Người dùng có thể bôi một lớp mỡ chống rỉ hoặc quét sơn chống ẩm đối với những tiếp xúc cố định.
  • Bạn nên chọn những vật liệu có điện thế hóa học giống nhau hoặc gần bằng nhau cho từng cặp khí cụ khi thiết kế.
  • Sử dụng các vật liệu không bị oxy hóa làm tiếp điểm giúp kéo dài tuổi thọ cho thiết bị.
  • Đối với tiếp điểm đồng, đồng thau người dùng nên mạ thiếc, mạ bạc, mạ kẽm, đối với tiếp điểm thép nên mạ cadimi, kẽm.
  • Đối với những lò xo đã rỉ, đã yếu làm giảm lực ép sẽ làm tăng điện trở tiếp xúc bạn cần lau sạch tiếp điểm bằng vải mềm và thay thế lò xo có lực nén yếu.

Tìm hiểu một số thông tin về hồ quang điện

Hồ quang điện là một hiện tượng thường thấy trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong cả công nghiệp và dân dụng. Hiện tượng này rất dễ xảy ra khi thiết bị hoạt động ở mức áp suất thấp, cùng tìm hiểu thêm về hồ quang điện qua thông tin chia sẻ dưới đây.

hồ quang điện là gì
Hồ quang điện là quá trình phóng điện tự lực xảy ra khi thiết bị ở áp suất thường

Hồ quang điện là gì?

Hồ quang điện là quá trình phóng điện tự lực xảy ra khi thiết bị ở áp suất thường hoặc áp suất thấp hoặc và có hiệu điện thế không đổi. Khi hồ quang điện xuất hiện sẽ sản sinh ra một luồng sáng có thể nhìn thấy bằng mắt thường và tỏa ra một lượng nhiệt lớn có thể gây ra tình trạng cháy, nổ gây nguy hiểm cho người sử dụng.

Hiện tượng hồ quang điện xảy ra do các dây dẫn được đặt gần nhau làm cho quá trình ion hóa không khí xảy ra làm xuất hiện dòng điện chạy qua các khe hở không khí giữa các dây. Khi xảy ra hồ quang điện sẽ gây nguy hiểm rất lớn đối với cả người sử dụng và thiết bị.

Tính chất cơ bản của phóng điện hồ quang

Hiện tượng hồ quang điện được nhắc đến khá nhiều trong lĩnh vực điện, tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ những tính chất cơ bản của phóng điện hồ quang. Cụ thể như sau:

  • Phóng điện hồ quang chỉ xảy ra trong trường hợp các dòng điện có trị số lớn.
  • Nhiệt độ trung tâm hồ quang rất lớn và trong các khí cụ có thể đến 6.000K đến 800.000K.
  • Mật độ dòng điện tại Catot lớn từ 104 đến 105 A/cm2.

Tìm hiểu quá trình phát sinh và dập hồ quang điện

Hiện tượng hồ quang điện không phải là điều mong muốn trong các mạch điện, chính vì vậy việc nắm rõ quá trình phát sinh và dập hồ quang điện sẽ giúp bạn hạn chế rủi ro trong quá trình sử dụng. Cụ thể như sau:

Quá trình phát sinh

Đối với tiếp điểm có dòng điện nhỏ, quá trình phát sinh hồ quang tương đối đơn giản. Khoảng cách giữa các tiếp điểm ban đầu khá nhỏ khi điện áp đặt có trị số nhất định bởi vậy sẽ sinh ra điện trường có cường độ rất lớn khoảng 3.107V/cm có thể làm bật điện tử từ Catốt gọi là phát xạ tự động điện tử. Thực tế, số điện tử càng nhiều chuyển động dưới tác dụng của điện trường càng nhanh làm ion hóa không khí gây hồ quang điện.

Đối với tiếp điểm có dòng điện lớn, lực ép giữa các tiếp điểm có trị số nhỏ nên số tiếp điểm tiếp xúc để dòng điện đi qua ít. Ngược lại, mật độ dòng điện tăng nhanh lên đến hàng chục nghìn A/cm2 khiến sự phát nóng của các tiếp điểm sẽ tăng nhanh và trong không gian giữa hai tiếp điểm xuất hiện hồ quang điện.

Quá trình dập

Các thao tác dập tắt hồ quang hoàn toàn ngược lại với quá trình phát sinh hồ quang với các bước cực kỳ đơn giản. Cụ thể như sau:

  • Hạ nhiệt độ hồ quang.
  • Kéo dài hồ quang.
  • Chia thành nhiều đoạn nhỏ.
  • Dùng năng lượng bên ngoài.
  • Mắc điện trở Shunt.

Ngoài ra, để dập tắt hồ quang người dùng cũng cần lưu ý và trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản về thiết bị dập tắt hồ quang. Bao gồm:

  • Sử dụng hơi khí hoặc dầu làm nguội, dùng vách ngăn để hồ quang cọ xát để hạ nhiệt độ hồ quang.
  • Dùng vách ngăn chia hồ quang thành nhiều cột nhỏ và kéo dài hồ quang sau đó thổi khí dập tắt.
  • Sử dụng năng lượng bên ngoài để thổi tắt hồ quang hoặc dùng điện trở mắc song song với hai tiếp điểm để tiêu thụ năng lượng hồ quang

Công dụng của khí cụ điện

Khí cụ điện ngày càng được sử dụng rộng rãi trong việc điều khiển các quá trình sản xuất, truyền tải, biến đổi hay phân phối năng lượng điện và các dạng năng lượng khác. Không chỉ vậy, thiết bị này còn sở hữu nhiều công dụng khác hỗ trợ quá trình sản xuất ra nhiều vật dụng có ích cho đời sống hàng ngày của con người, đó là:

Đóng cắt lưới điện.

Cung cấp nguồn điện.

Điều khiến/điều chỉnh mạch điện.

Cách ly các lưới điện.

Dùng để đo lường.

Bảo vệ máy điện và lưới điện…

Phân loại khí cụ điện

Tùy thuộc vào chức năng, hoạt động hay lĩnh vực sử dụng các khí cụ điện được chia thành 5 nhóm khác nhau. Đó là:

Khí cụ điện theo nguyên lý làm việc

Dựa theo nguyên lý làm việc khí cụ điện được chia thành 7 loại. Bao gồm:

  • Khí cụ điện nguyên lý điện từ.
  • Khí cụ điện nguyên lý từ điện.
  • Khí cụ điện nguyên lý cảm ứng.
  • Khí cụ điện điện động.
  • Khí cụ điện điện nhiệt.
  • Khí cụ điện tiếp điểm.
  • Khí cụ không tiếp điểm.

Khí cụ điện theo điều kiện làm việc và dạng bảo vệ

Bên cạnh việc phân chia khí cụ điện theo nguyên lý làm việc, thiết bị này còn được phân biệt dựa trên theo điều kiện làm việc và dạng bảo vệ. Cụ thể là:

  • Khí cụ điện nhiệt đới.
  • Khí cụ làm việc ở vùng nhiều rung động.
  • Khí cụ làm việc ở vùng mỏ.
  • Khí cụ làm việc trong môi trường ăn mòn hoá học.

Khí cụ điện theo công dụng

Theo công dụng, người dùng có thể lựa chọn sử dụng khí cụ điện theo 5 loại sau. Đó là:

  • Đóng ngắt mạch điện của lưới điện: cầu dao, dao cắt tải, MCCB khối, MCB tép…
  • Mở máy, điều chỉnh tốc độ, điều chỉnh điện áp, dòng điện: khởi động từ, công tắc tơ, bộ khống chế…
  • Bảo vệ máy điện hay lưới điện: Aptomat, cầu chì
  • Duy trì số điện ở giá trị không đổi: thiết bị tự động điều chỉnh điện áp, ổn áp, dòng điện, nhiệt độ, tần số, tốc độ,…
  • Đo lường: đồng hồ VOM, đồng hồ đo điện đa năng, volt kế, ampe kế…

Khí cụ điện theo điện áp

Dựa trên mức điện áp hạ thế, trung thế và cao thế, khí cụ điện cũng được nhà sản xuất phân chia thành 3 loại để phù hợp với từng nhu cầu sử dụng của người dùng. Bao gồm:

  • Khí cụ cao thế: Uđm ≥100KV
  • Khí cụ trung thế : 1000V≤ Uđm <100KV
  • Khí cụ điện hạ thế: Uđm <1000V

Khí cụ điện theo dòng điện

Để phục vụ cho việc lắp đặt ở các dòng điện 1 chiều và xoay chiều, khí cụ điện được chia thành 2 loại. Cụ thể là:

Các khí cụ điện thường gặp trên thị trường

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại khí cụ điện khiến khách hàng không khỏi phân vân trong việc lựa chọn sản phẩm ưng ý. Cùng tham khảo một số thiết bị chất lượng nhất hiện nay để đưa ra quyết định chính xác và phù hợp.

các loại khí cụ điện phổ biến

Aptomat – Cầu dao tự động

Aptomat được biết đến là thiết bị chuyên dụng để bảo vệ an toàn cho mạch điện khi gặp tình trạng quá tải hay sụt áp. Không chỉ vậy, sản phẩm này còn thực hiện chức năng phát hiện tình trạng lỗi mạch điện và thực hiện đóng ngắt hoàn toàn tự động, hạn chế tối đa rủi ro xảy ra.

Hầu hết, các loại Aptomat được ứng dụng khá phổ biến và rộng rãi ở nhiều công trình dân dụng cũng như trong công nghiệp. Thiết bị này còn có khả năng chịu tải lớn, hoạt động bền bỉ hơn so với thiết bị thông thường giúp hạn chế những rủi ro chập cháy.

Cầu dao tự động một pha

Cầu dao tự động một pha có cấu tạo đơn giản nhỏ gọn, thuận tiện cho việc lắp đặt cũng như mang lại sự thẩm mỹ cho tổng thể. Thiết bị này nhanh chóng phát hiện sự cố và kịp thời ngắt mạch điện để đảm bảo an toàn cho mạch điện.

Cầu dao tự động một pha hoàn toàn khác với cầu chì, thiết bị này hoàn toàn có thể đóng ngắt tự động để trở lại điều kiện điện bình thường. Nếu dòng điện đi ra ở dây nóng và quay về ở dây mát bằng nhau thì 2 từ trường sẽ bị triệt tiêu khiến cho điện áp ra của cuộn thứ cấp biến dòng thành 0. Trong trường hợp điện áp qua 2 dây bị dò, từ trường và dòng điện trên 2 dây khác nhau sẽ sinh ra biến thiên trong cuộn dây làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trên cuộn dây.

Cầu dao bảng điện chính

Cầu dao bảng điện chính đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống điện bằng cách cung cấp phương tiện ngắt điện cho toàn bộ bảng cầu dao. Thiết bị này được thiết kế để chịu tải cường độ dòng điện lớn của các dây cấp nguồn chính mang lại nguồn điện cho ngôi nhà.

Điện trở – Biến trở

Điện trở – Biến trở là khí cụ điện có khả năng chuyển đổi mức điện áp hoặc điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch được lắp đặt trong các mạch điện theo ý muốn. Có rất nhiều loại điện trở và biến trở khác nhau được ứng dụng nhiều trong công nghiệp hay điện dân dụng tuy nhiên khi thay thế người dùng phải chú ý giá trị điện trở và công suất của điện trở

Biến dòng, biến áp đo lường

Như đã biết, đồng hồ đo điện xoay chiều thường chỉ đo đến giá trị dòng điện có giới hạn 5A. Chính vì thế, đối với những dòng điện xoay chiều lớn hơn 5A bạn sẽ phải dùng đến biến dòng để mở rộng thang đo.

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng người dùng cần lưu ý không nên để cuộn dây thứ cấp biến dòng bị hở mạch do số vòng dây thứ cấp biến dòng rất lớn. Trong trường hợp hở mạch xảy ra sẽ khiến cho biến dòng bị hỏng gây ảnh hưởng đến các loại máy điện trong quá trình sản xuất.

Cầu chì điện

Cầu chì điện cũng là khí cụ điện khá phổ biến hiện nay dùng để bảo vệ các thiết bị sử dụng điện và mạng lưới điện trong trường hợp ngắn mạch. Khi dòng điện quá tải nhiệt năng sẽ được sinh ra nếu vượt mức cho phép cầu chì sẽ bị nóng chảy làm ngắt quãng mạch điện để bảo vệ các thiết bị điện hiệu quả nhất

Công tắc tơ

Công tắc tơ là khí cụ điện hạ áp được dùng để đóng – ngắt các mạch điện động lực từ xa hoặc bằng tay hoặc tự động được thực hiện bằng nam châm điện, khí nén hay thủy lực. Thiết bị này có cấu tạo bao gồm 8 bộ phận chính, đó là: nam châm điện, cuộn dây, lõi thép, lò xo phản lực, tiếp điểm di động, tiếp điểm tĩnh, tiếp điểm động lực và nguồn điều khiển.

Khi cấp nguồn điện điều khiển vào hai đầu cuộn dây của contactor một điện áp bằng giá trị điện áp định mức Công tắc tơ sẽ ở trạng thái hoạt động. Bộ phận lõi từ và hệ thống tiếp điểm sẽ khiến cho tiếp điểm chính của Contactor đóng lại còn tiếp điểm phụ sẽ thay đổi trạng thái, từ đóng thành mở ra hoặc từ mở sẽ đóng.

Rơle nhiệt

Rơle nhiệt là khí cụ điện dùng để bảo vệ động cơ và mạch điện khỏi bị quá tải, thường dùng kèm với Công tắc tơ. Thiết bị này hoạt động ở điện áp xoay chiều đến 500V, tần số 50Hz và không tự ngắt được nguồn điện mà chỉ tác động thay đổi trạng thái tiếp điểm do đó bắt buộc phải kết hợp với 1 thiết bị đóng cắt khác.

Khi dòng điện được cấp qua rơ le nhiệt < 1 thì rơ le không hoạt động, tuy nhiên khi dòng điện qua rơ le nhiệt lớn hơn với trị số cài đặt sẽ làm cho thanh Bimetal nóng lên. Dòng điện này sẽ tác động lên thanh truyền cách điện làm thanh truyền dịch chuyển và tác động lên cơ chế đóng mở tiếp điểm rơ le nhiệt. Sau khi thanh Bimetal nguội và trở về vị trí ban đầu, nếu rơ le không tự hoàn nguyên được, người dùng phải ấn nút hoàn nguyên để bộ tiếp điểm điều khiển hoàn nguyên về vị trí ban đầu.

Một số yêu cầu cơ bản đối với khí cụ điện

Khí cụ điện phải đảm bảo các thông số kỹ thuật định mức, nếu dòng điện qua các phần dẫn điện không vượt quá giá trị cho phép có thể kéo dài thời gian sử dụng. Bên cạnh đó, thiết bị cũng phải có khả năng ổn định nhiệt và ổn định điện động đồng thời vật liệu sản xuất khí cụ điện cũng cần có khả năng chịu nóng tốt và cường độ cơ khí cao hạn chế gây ra hư hỏng cho khí cụ khi xảy ra ngắn mạch hoặc quá tải dòng điện lớn.

Ngoài ra, vật liệu cách điện cũng cần được chọn lọc kỹ lưỡng đề phòng trường hợp xảy ra quá áp trong phạm vi cho phép cách điện không bị chọc thủng. Đặc biệt, khí cụ điện phải đảm bảo làm việc chính xác, an toàn, dễ gia công, lắp đặt, kiểm tra sửa chữa và làm việc ổn định ở các điều kiện khí hậu, môi trường khác nhau.

Tổng kết

Những nội dung vừa chia sẻ trong bài viết có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về khí cụ điện là gì. Hy vọng những thông tin bổ ích đó sẽ giúp các bạn lựa chọn được thiết bị khí cụ điện chính xác và phù hợp với nhu cầu sử dụng.

khí cụ điện là gì

Tiến Đạt

Tiến Đạt là một chuyên gia trong lĩnh vực thiết bị điện và chiếu sáng, với nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu và phát triển các sản phẩm đèn LED. Anh đam mê công nghệ và luôn tìm kiếm những giải pháp sáng tạo để cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng. Với kiến thức sâu rộng về thiết kế và ứng dụng của các sản phẩm điện, Tiến Đạt đã đóng góp nhiều bài viết chia sẻ thông tin hữu ích, giúp người tiêu dùng hiểu rõ hơn về các sản phẩm công nghệ hiện đại. Anh hy vọng thông qua những bài viết của mình, mọi người sẽ có thêm kiến thức để lựa chọn và sử dụng thiết bị một cách thông minh và hiệu quả.

Website

To top