Thông Tin Hữu Ích

Top 6 Các Loại Tủ Điện Công Nghiệp

Tủ điện là một thiết bị không thể thiếu trong hệ thống lưới điện công nghiệp, hãy cùng Eleo tìm hiểu về các loại tủ điện công nghiệp được sử dụng phổ biến qua bài viết sau nhé!

Các loại tủ điện công nghiệp?

Tủ điện là điểm chứa các thiết bị điện, các đầu nối, mạch điều khiển, cầu dao,… với nhiệm vụ điều khiển hệ thống cung cấp điện cho một hệ thống phụ tải khác. Các loại tủ điện công nghiệp thường được thiết kế theo dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông, tùy vào vị trí lắp đặt và mục đích sử dụng.

các loại tủ điện công nghiệp

Tủ điện làm nhiệm vụ tách biệt các thiết bị điều khiển mạng lưới điện tránh xa người sử dụng thông thường tại các gia đình, nhà máy, tòa nhà cao tầng,… Các loại tủ điện công nghiệp này này cần được đảm bảo các tiêu chí về độ bền bỉ, độ ổn định, hoạt động liên tục và chính xác trong thời gian dài dưới các môi trường làm việc khác nhau.

Có thể bạn quan tâm: Các Thiết Bị Trong Tủ Điện Công Nghiệp

Ưu điểm các loại tủ điện công nghiệp

Việc sử dụng các loại tủ điện công nghiệp thường đi kèm với những ưu điểm có thể kể đến như:

– Dễ dàng thực hiện công tác sửa chữa và bảo trì bảo dưỡng khi có sự cố xảy ra.

– Dễ dàng điều chỉnh và nối các dây điện bên trong ra ngoài để kết nối với nguồn điện chính nhờ vào không gian rộng rãi bên trong của tủ điện.

– Các thông số được hiển thị rõ ràng cùng cách mối nối chắc chắn.

– Lớp cách điện phủ bên ngoài vỏ tủ điện giúp chống rò rỉ, chống phóng điện và chống cháy cao nên rất an toàn khi sử dụng.

Các loại tủ điện công nghiệp

Hiện nay có rất nhiều các loại tủ điện công nghiệp khác nhau, trong đó được sử dụng phổ biến có thể kể đến như:

Tủ điện điều khiển trung tâm (MCC)

Tủ điện điều khiển trung tâm (tủ điều khiển động cơ) là một trong các loại tủ điện công nghiệp có vai trò quan trọng trong các công trình. Tủ điện điều khiển trung tâm có cấu tạo gồm:

  • Bộ khởi động mềm
  • Bộ biến tần VFD
  • Bộ khởi động trực tiếp
  • Bộ khởi động tam giác
  • Bộ khởi động bằng máy biến áp
  • Hệ thống lập trình, bảo vệ, màn hình điều khiển
  • Thiết bị đóng cắt

Phần khung và nắp tủ được làm từ thép mạ điện và được phủ lớp sơn tĩnh điện. Nên tủ có độ bền cao dưới tác động của môi trường. Về cơ chế vận hành, tủ hoạt động tại chỗ hoặc từ xa để thay đổi tốc độ quay của động cơ.

Loại tủ điện này có thể đáp ứng tốt điều kiện tải điện với nguồn điện lớn, trong môi trường khắc nghiệt có nhiệt độ cao nên thích hợp sử dụng trong các nhà máy, công xưởng, xí nghiệp,…

tủ điện điều khiển trung tâm

Tủ bơm phòng cháy chữa cháy

Tủ điện phòng cháy chữa cháy giúp ngăn chặn các yếu tố cháy nổ bất ngờ xảy đến. Tủ điện được làm bằng tôn dày khoảng 2mm theo tiêu chuẩn IP20 – IP54. Cấu tạo của tủ bơm phòng cháy chữa cháy gồm:

  • Điện áp cung cấp 3P-380V
  • Đèn báo pha
  • Đo dòng điện, điện áp
  • Báo mất pha

Về cơ chế hoạt động, tủ thường được cài đặt ở chế độ tự động và có quy trình hoạt động cụ thể. Nếu hệ thống phòng cháy chữa cháy bị rò rỉ nước, tủ sẽ tự động vận hành bơm bù áp. Khi báo cháy, bạn chỉ cần mở vòi cứu hỏa. Lúc này, tủ điện phòng cháy chữa cháy sẽ tự động vận hành bơm điện. Ngoài ra, tủ điện cũng tự động vận hành bơm xăng, nhiên liệu cần thiết khi có báo cháy hoặc mất điện. Đặc biệt, tủ được trang bị cơ chế tự động sạc và thông báo tình trạng ắc quy cho người dùng.

tủ điện phòng cháy chữa cháy

Tủ điện phân phối

Gồm 2 loại là: tủ điện phân phối tổng (MSB) và tủ điện phân phối (DB). Được dùng phổ biến trong các phụ tải điện công suất lớn. Điểm nổi bật là thiết kế mô-đun xếp cạnh nhau tạo thành hệ thống phân phối điện gồm:

  • Ngăn lộ vào
  • Ngăn phân đoạn
  • Ngăn phân phối

Tủ điện có thiết kế theo tiêu chuẩn IEC 60439. Kích thước nhỏ, gọn, tính thẩm mỹ cao, an toàn và thuận tiện vận hành. Phần vỏ được làm từ thép mạ kẽm và được phủ lớp sơn tĩnh điện. Các bộ phận khác như nắp, mặt hông và mặt sau có thể tháo lắp dễ dàng. Điều này giúp việc bảo trì hoặc sửa chữa diễn ra tiện lợi.

tủ điện phân phối

Tủ điện ATS

Tủ ATS có nhiệm vụ chuyển đổi nguồn cung cấp từ điện lưới sang nguồn dự phòng. Từ đó, nguồn tải được cấp lại điện trở hoạt động. Tủ điện chuyển mạch được dùng ở những nơi có phụ tải đòi hỏi phải cấp điện liên tục. Máy phát điện sẽ thực hiện việc cấp điện cho tải khi có sự cố phía nguồn lưới. Thời gian chuyển mạch khoảng 5 – 10 giây. Điện áp định mức cho phép là 380V hoặc 415V.

Về cấu tạo tủ ATS gồm:

  • Thiết bị chuyển mạch tự động
  • Hệ thanh cái đồng phân phối điện
  • Nút nhấn, màn hình LCD và hệ thống đèn chỉ hỗ trợ người dùng vận hành tủ

Vỏ tủ  làm từ thép mạ kẽm có độ bền cao, chịu các tác động từ môi trường bên ngoài tốt. Bên ngoài vỏ tủ được sơn tĩnh điện giúp hạn chế tình trạng chập cháy, rò rỉ điện, đảm bảo an toàn cho người dùng trong quá trình sử dụng.

tủ điện ats

Tủ tụ bù

Tủ điện tụ bù có nhiệm vụ bù công suất cho phụ tải tới 600kVAR. Tụ bù ứng dụng phổ biến tại mạng điện hạ thế và các phụ tải có tính cảm kháng cao. Về cấu tạo, tủ điện tụ bù gồm:

  • Tụ bù RTR
  • Khởi động từ
  • Bộ mạch điều khiển RTR
  • Hệ thanh cái
  • Tủ khung 3 ly
  • Bọc cách điện thanh cái
  • Đèn báo pha
  • Ampe kế và vôn kế

Phần khung và nắp tủ được làm từ thép mạ điện và được phủ lớp sơn tĩnh điện. Nên tủ có độ bền cao dưới tác động của môi trường. Tủ điện tụ bù giúp hệ số công suất được cải thiện, giảm tổn thất điện năng. Đặc biệt, tải máy biến áp nhẹ hơn, khắc phục tình trạng sụt áp.

tủ điện tụ bù

Tủ điện phân phối DB

Tủ điện phân phối DB thường được lắp đặt sau các tủ phân phối tổng MSB tại các nút để hỗ trợ cung cấp tải điện cho mạng lưới điện hạ thế. Tủ điện DB còn được đặt gần phụ tải với chỉ MCB/RCCCB, đèn báo pha, cầu chì, ampe kế, volt kế,… bên trong tủ.

tủ điện phân phối

7 Lưu ý trước và trong khi lắp đặt tủ điện công nghiệp

  •  Xem cáp nối đất có bị đứt và ngắt kết nối không.
  • Sắp xếp kết hợp với thiết kế sơ đồ bố trí thiết bị và nguyên lý hoạt động của thiết bị đó.
  • Tiến hành thi công lắp đặt tủ điện theo đúng sơ đồ đã thiết kế
  • Tính toán các thông số kĩ thuật để lựa chọn được các thiết bị tủ điện phù hợp cho nhu cầu của gia đình, công trình để đảm bảo các thiết bị được hoạt động tốt và tránh sự va chạm với người sử dụng.
  • Nối đầu dây dẫn điện để các thiết bị điện có thể hoạt động tốt nhất, nên kiểm tra kĩ các dây đầu nối điện xem sự hoạt động của các thiết bị điện, tránh được các sự cố xảy ra đối với người sử dụng.
  • Cần kiểm tra môi trường xung quanh có ảnh hưởng không.
  • Cần phải xác định được điện áp, dòng và điện năng tiêu thụ của mỗi tụ điện.

Tổng kết

Qua bài viết trên hẳn là các bạn cũng đã biết về tủ điện? Ngoài ra Eleo cũng đã chia sẻ với các bạn về các loại tủ điện phổ biến hiện nay, hy vọng sau bài viết các bạn càng nắm rõ hơn về tủ điện và lắp đặt một cách chính xác, an toàn.

các loại tủ điện công nghiệp

Tiến Đạt

Tiến Đạt là một chuyên gia trong lĩnh vực thiết bị điện và chiếu sáng, với nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu và phát triển các sản phẩm đèn LED. Anh đam mê công nghệ và luôn tìm kiếm những giải pháp sáng tạo để cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng. Với kiến thức sâu rộng về thiết kế và ứng dụng của các sản phẩm điện, Tiến Đạt đã đóng góp nhiều bài viết chia sẻ thông tin hữu ích, giúp người tiêu dùng hiểu rõ hơn về các sản phẩm công nghệ hiện đại. Anh hy vọng thông qua những bài viết của mình, mọi người sẽ có thêm kiến thức để lựa chọn và sử dụng thiết bị một cách thông minh và hiệu quả.

Website

To top