Với các cập nhật mới nhất năm 2023, việc hiểu rõ về Chứng nhận CE không chỉ dành cho doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu, mà còn quan trọng đối với người tiêu dùng. Thông tin này giúp họ lựa chọn sản phẩm tốt nhất. Vậy chứng nhận CE là gì? Cách đăng kí test tiêu chuẩn CE ra sao? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết dưới đây của Lumi với những thông tin cập nhật mới nhất 2023.
Nội dung chính
- 1 Chứng nhận CE là gì?
- 2 CE có nghĩa là gì?
- 3 Tại sao cần có chứng nhận CE?
- 4 Các sản phẩm cần đạt tiêu chuẩn CE
- 5 Quy trình xin đánh giá chứng nhận CE
- 6 Hồ sơ xin chứng nhận CE có những gì?
- 7 Quy định dán nhãn chứng nhận CE lên sản phẩm
- 8 Phân biệt chứng nhận CE Marking (EU) và nhãn CE (Trung Quốc)
- 9 Lưu ý về một số khái niệm liên quan khác
Chứng nhận CE là gì?
CE là gì? CE Certificate là gì?
CE là ký hiệu viết tắt của European Conformity có nghĩa là Tuân thủ tiêu chuẩn Châu Âu. Chứng nhận CE (Conformité Européenne) là một nhãn chứng nhận được áp dụng tại Liên minh châu Âu (EU); để xác nhận rằng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn, y tế và môi trường yêu cầu để được bán và sử dụng trên thị trường châu Âu.
Ký hiệu CE là gì?
Khi gắn nhãn hiệu CE lên sản phẩm, nhà sản xuất xác nhận rằng sản phẩm đã trải qua đánh giá, kiểm định, tuân thủ các yêu cầu về an toàn, sức khỏe, môi trường của các nước thành viên EU.
Ký hiệu CE được sử dụng cho những sản phẩm tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn, yêu cầu chất lượng và các quy định kỹ thuật của Liên minh Châu Âu.
CE có nghĩa là gì?
Theo ngôn ngữ thì kí hiệu CE (Conformité Européenne) là tên viết tắt tiếng Pháp, có nghĩa là “Tuân thủ Châu Âu.”
Theo ý nghĩa của nhãn hiệu thì CE có nghĩa là nhà sản xuất chịu toàn bộ trách nhiệm pháp lý về sản phẩm của mình.
Bên cạnh đó, đây cũng là “hộ chiếu thương mại” giúp sản phẩm tiến vào thị trường EU. Chứng nhận này đại diện cho an toàn và chất lượng sản phẩm, được gọi là “Biểu tượng chất lượng”.
Tại sao cần có chứng nhận CE?
Dấu chứng nhận CE đảm bảo sản phẩm của doanh nghiệp có thể thông quan vào Liên Minh Châu Âu; đồng thời cho phép sản phẩm di chuyển tự do trong gần 30 quốc gia thuộc Khu vực Kinh tế Châu Âu; giúp doanh nghiệp tiếp cận trực tiếp hơn 500 triệu người tiêu dùng.
Các sản phẩm cần đạt tiêu chuẩn CE
Dưới đây là một số ví dụ về các sản phẩm phổ biến cần tuân thủ tiêu chuẩn CE:
Sản phẩm cần đạt tiêu chuẩn CE bao gồm nhiều ngành hàng, từ thiết bị điện – điện tử đến các sản phẩm y tế và thiết bị đo lường.
Trong lĩnh vực thiết bị điện – điện tử, bạn có thể tham khảo các sản phẩm của Nhà thông minh Lumi. Đây là đơn vị uy tín, có các thiết bị nhà thông minh đã đạt chuẩn CE Marking.
Quy trình xin đánh giá chứng nhận CE
Để xin đánh giá chứng nhận CE, bạn có thể làm theo quy trình sau:
- Bước 1: Xác định yêu cầu chứng nhận hay chỉ thị tiêu chuẩn áp dụng (Directive)
- Bước 2: Xác định yêu cầu chi tiết (EN).
- Bước 3: Đánh giá sản phẩm qua thử nghiệm và kiểm tra theo yêu cầu của Directive và EN.
- Bước 4: Sắp xếp cung cấp tài liệu kỹ thuật TCF.
- Bước 5: Chính thức tuyên bố về sự phù hợp DoC hoặc DoP, kèm theo chứng nhận đánh dấu CE.
Ngoài ra, với một số sản phẩm đặc biệt, quy trình xin chứng nhận đòi hỏi phải cần thêm các bước đánh giá FPC, giám sát hàng năm, lấy mẫu định kỳ hàng năm.
Hồ sơ xin chứng nhận CE có những gì?
Để chuẩn xin chứng nhận sản phẩm, các đơn vị cần chuẩn bị:
- Biểu mẫu chứng nhận CE – Sơ đồ tổ chức doanh nghiệp.
- Tài liệu về đặc tính kỹ thuật sản phẩm liên quan.
- Kế hoạch sản xuất, kiểm tra và giám sát chất lượng.
- Kế hoạch kiểm soát trang bị, thiết bị đo lường, thử nghiệm.
- Kết quả thử nghiệm mẫu từ phòng thí nghiệm đã được công nhận/chỉ định (nếu có).
- Tất cả thông tin này được bảo mật và không được tiết lộ ra ngoài.
Quy định dán nhãn chứng nhận CE lên sản phẩm
- Bắt buộc không thay đổi tỷ lệ của nhãn CE dù kích thước nhãn tăng hay giảm.
- Kích thước tối thiểu của dấu CE là 5mm, phải đặt thẳng đứng.
- Dấu CE phải in ở vị trí không bị che khuất bởi logo khác trên sản phẩm.
Phân biệt chứng nhận CE Marking (EU) và nhãn CE (Trung Quốc)
Hiện nay, tại Trung Quốc, các nhà sản xuất cũng đã làm dấu CE cho các sản phẩm. Tuy nhiên, dấu CE của Trung Quốc và EU có đặc điểm khác nhau mà người dùng cần phải lưu ý để tránh nhầm lẫn. Theo đó, khác với dấu chứng nhận CE Marking của EU, nhãn CE của Trung Quốc có nghĩa là China Export, tức là các sản phẩm được sản xuất tại Trung Quốc và Trung Quốc xuất khẩu. Dấu CE này không được đăng kỳ và kiểm nghiệm, đánh giá mà do các doanh nghiệp tại Trung Quốc tùy ý sản xuất và sử dụng.
Lưu ý về một số khái niệm liên quan khác
CE là chất gì?
Đây là nguyên tố hóa học thuộc họ đất hiếm có tác dụng lớn trong nông nghiệp, công nghiệp.
CE trong hóa học là nguyên tố cerium, tương tự như sắt, được sử dụng để sản xuất các hợp kim nhôm.
CE là gì trong chứng khoán?
Trong ngữ cảnh chứng khoán, “CE” thường được hiểu là viết tắt của “Chứng chỉ quỹ ETF” (Exchange Traded Fund Certificate). Đây là một dạng của chứng chỉ tham gia quỹ ETF, cho phép nhà đầu tư mua bán như các cổ phiếu thông thường trên sàn giao dịch.
Ngoài ra, CE cũng có thể là viết tắt của “Ceiling,” nghĩa là giới hạn giá trên. Cổ phiếu có giới hạn biên độ giá trong mỗi phiên giao dịch. Khi giá tăng đến biên độ tối đa, gọi là đạt giá trần hoặc giá tím, thể hiện bằng màu tím trên bảng giá chứng khoán.
Chứng nhận CE cho thiết bị y tế
Dấu CE cho thiết bị y tế là quy trình chứng nhận xác nhận thiết bị tuân thủ yêu cầu Quy định về thiết bị y tế (MDR) 2017/745 của Liên minh Châu Âu. Nó là bắt buộc cho tất cả thiết bị y tế được tiếp thị hoặc lưu hành tại Liên minh Châu Âu.
Bài viết trên đây đã mang đến các thông tin hữu ích về chứng chỉ CE. Tóm lại, bạn đọc nên biết chứng nhận CE đảm bảo rằng các sản phẩm đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng cần thiết để đưa ra thị trường châu Âu và các quốc gia trên thế giới.