Trong kiến trúc nội thất hiện đại ngày nay, công tắc 3 cực được sử dụng rất phổ biến, có vai trò cốt lõi trong hệ thống mạch điện. Mang đến sự tiện lợi cho người sử dụng, kiểm soát an toàn hệ thống điện. Công tắc 3 cực là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nó như thế nào? Ở bài viết này, ELEO sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ chi tiết hơn về công tắc 3 cực là gì!
Nội dung chính
Công tắc 3 cực là gì?
Công tắc 3 cực hay còn gọi là công tắc đảo chiều hoặc công tắc 2 chiều, với cấu tạo gồm 3 chân tiếp điện, mỗi chân tương ứng với 1 cực động và 2 cực tĩnh. Thường được dùng cho các sơ đồ mạch điện chiếu sáng, đóng vai trò chủ chốt trong hệ thống mạng lưới điện sinh hoạt, điện dân dụng và công nghiệp hiện nay. Công tắc ba cực giúp người dùng kiểm soát các thiết bị điện một cách hiệu quả, giảm thiểu nguy cơ xảy ra các sự cố điện.
Ngoài ra, công tắc 3 cực còn có ưu điểm giúp giảm thiểu thời gian và khoảng cách để bật tắt các thiết bị chiếu sáng. Sản phẩm được làm từ chất liệu cao cấp, khả năng chịu áp lực, nhiệt độ cao, chống cháy hiệu quả. Do đó, đây là một thiết bị được khách hàng đánh giá cao về chất lượng, thiết kế, giá thành hợp lý cũng như mức độ an toàn cho người dùng.
Cấu tạo công tắc 3 cực
Công tắc điện 3 cực gồm các cực sau, gồm 3 chân tiếp điện, mỗi chân tương ứng với 1 cực động và 2 cực tĩnh. Bên cạnh đó là phần vỏ có nút đóng ngắt được làm từ chất liệu nhựa cách điện chịu lực. Phần cực động có thiết kế đầu vào là nguồn điện và cực tĩnh là đầu ra nối với thiết bị tiêu thụ điện. Cấu tạo tuy đơn giản nhưng tỉ mỉ và chỉnh chu đảm bảo an toàn cho người dùng.
Các ký hiệu công tắc 3 cực
Như ở trên chúng tôi đã giới thiệu công tắc 3 cực gồm những cực sau và các ký hiệu công tắc 3 cực như sau:
- 2 cực tĩnh: ký hiệu L1 và L2
- 1 cực động: ký hiệu COM
Với mô tả ký hiệu như trên sẽ dễ dàng hơn khi đấu dây cho công tắc và thiết bị chiếu sáng.
Nguyên lý làm việc của công tắc 3 cực
Công tắc 3 cực có nguyên lý hoạt động rất đơn giản. Cụ thể, dòng điện đi vào và ra trong công tắc điện sẽ diễn ra như sau:
- Cực thứ nhất và thứ 2 của bộ công tắc sẽ được nối trực tiếp với cầu chì và bóng đèn. Giúp bạn dễ dàng đóng ngắt 2 mạch điện ở 2 vị trí mà không cần tốn thời gian di chuyển nhiều lần.
- Cực thứ nhất của 2 công tắc mắc nối tiếp nhau, tương ứng mắc nối tiếp cực thứ 2 của 2 công tắc. Khi 2 cực của công tắc ở cùng vị trí với nhau là 1 – 1, 2 – 2 thì mạch điện lúc này sẽ kín, đèn sẽ sáng. Ngược lại 2 công tắc ở vị trí đối nhau 1 – 2 hoặc 2 – 1 thì mạch sẽ hở, đèn không thế sáng được.
Sơ đồ mạch điện cầu thang công tắc 3 cực
Sơ đồ mạch điện cầu thang với hai công tắc 3 cực điều khiển một bóng đèn cho phép bạn điều khiển đèn cầu thang từ hai vị trí khác nhau. Có hai công tắc đèn được đặt ở hai đầu của cầu thang, giúp người sử dụng có thể bật hoặc tắt đèn ở cầu thang từ cả trên và dưới. Khi một trong hai công tắc được nhấn, mạch sẽ kích hoạt đèn cầu thang. Nếu cả hai công tắc điện đều được nhấn hoặc ngắt nguồn, đèn sẽ tắt.
Xem thêm: Cách lắp công tắc 3 cực điều khiển 1 đèn
Bảng so sánh công tắc 2 cực và 3 cực
Công tắc 2 cực và công tắc 3 cực là những thiết bị điện dùng để mở hoặc tắt nguồn điện cho các thiết bị khác. Mời các bạn đọc cùng ELEO tìm hiểu sự giống và khác nhau giữa 2 loại công tắc này nhé:
Giống nhau
Những điểm giống nhau giữa 2 loại công tắc điện như sau:
- Chức năng: Cả công tắc 2 cực và 3 cực đều có chức năng điều khiển mở hoặc tắt nguồn điện cho thiết bị.
- Cơ chế hoạt động: Cả hai loại công tắc đều hoạt động dựa trên cơ chế nối mạch, trong đó các đầu nối dẫn điện sẽ được kết nối hoặc ngắt quãng tùy thuộc vào vị trí của công tắc.
- Cách sử dụng: Cả công tắc 2 cực và 3 cực đều được sử dụng trong các hệ thống điện gia dụng hoặc công nghiệp, để điều khiển nguồn điện cho các thiết bị khác.
- Cách lắp đặt: Cả hai loại công tắc đều được lắp đặt trên các tấm ổ cắm hoặc trong các hộp điện, để dễ dàng điều khiển và bảo vệ nguồn điện.
- Tiện lợi: Cả công tắc 2 cực và 3 cực đều có thiết kế nhỏ gọn và dễ dàng sử dụng, giúp cho việc điều khiển nguồn điện trở nên đơn giản và tiện lợi hơn.
Khác nhau
Dưới đây là những điểm khác nhau giữa 2 loại công tắc như sau:
Điểm phân biệt | Công tắc 2 cực | Công tắc 3 cực |
---|---|---|
Số lượng đầu vào | 2 đầu vào | 3 đầu vào |
Số lượng vị trí | 1 vị trí | 2 vị trí |
Cách hoạt động | Một đầu vào được đóng hoặc ngắt | Một đầu vào được đóng, đầu ra kết nối với 1/2 đầu vào còn lại hoặc không kết nối |
Ứng dụng | Điều khiển từ một vị trí | Điều khiển từ hai vị trí |
Tham khảo: Công tắc 2 cực: Nguyên lý hoạt động và cấu tạo
Hướng dẫn cách đấu công tắc điện 3 cực tại nhà
Quy trình thực hiện lắp đặt và cách đấu công tắc 3 cực rất đơn giản, cụ thể được thực hiện như sau:
Bước 1: Đánh dấu
Xác định vị trí và vạch dấu chuẩn xác trước khi tiến hành lắp đặt. Ghi lại các ký hiệu cho vị trí luồn dây và bắt vít để quá trình đấu công tắc được diễn ra thuận tiện và nhanh chóng hơn.
Bước 2: Khoan lỗ
Tiếp đến, người dùng thực hiện khoan lỗ để bắt vít trước phi 2 trên bảng điện và lỗ luồn dây sau phi năm. Công đoạn khoan lỗ này cần được thực hiện chính xác để tránh phải thực hiện nhiều lần, tốn thời gian lắp đặt
Bước 3: Lắp công tắc
Để thực hiện lắp công tắc vào bảng điện, trước tiên bạn cần xác định đúng vị trí các cực. Tiếp đến thực hiện nối dây đóng ngắt để bảo vệ bảng điện trong quá trình sử dụng.
Bước 4: Nối dây
Ở bước này người dùng thực hiện lắp dây dẫn từ bảng điện với bóng đèn. Sau đó tiến hành nối dây vào chuôi đèn. Hãy luôn đảm bảo các mỗi được bền chắc, đẹp và an toàn khi dùng.
Bước 5: Kiểm tra
Sau khi thực hiện xong đấu công tắc 3 cực, bạn nên kiểm tra lại việc lắp đặt đã đúng theo sơ đồ hay chưa. Nhằm đảm bảo an toàn cho quá trình sử dụng sau này. Sau khi kiểm tra sơ đồ lắp đặt, bạn tiếp tục nối mạch vào nguồn điện 220V. Sau đó, bật thử công tắc đã hoạt động ổn định hay chưa.
Để ứng dụng vào thực tế, bạn có thể nhấn vào bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết cách đấu 2 công tắc điện với 1 bóng đèn tại nhà đơn giản.
Xem thêm: Cách Đấu 2 Công Tắc 1 Bóng Đèn Tại Nhà
Tổng kết
Hy vọng, thông qua bài viết này với những thông tin mà ELEO cung cấp sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công tắc 3 cực. Cùng với đó là những thông tin về nguyên lý hoạt động, đến cấu tạo công tắc 3 cực cũng như cách đấu công tắc 3 cực.