Thông Tin Hữu Ích

LED Driver Là Gì? Cấu tạo và 5 loại driver đèn led phổ biến

LED Driver là một bộ phận quan trọng và cần thiết để cấu tạo nên đèn LED. LED Driver là gì? Hãy cùng ELEO đi tìm hiểu cấu tạo và vai trò của LED Driver đối với đèn LED.

led driver là gì

LED Driver là gì?

Với sự phát triển không ngừng của các thiết bị tiết kiệm điện, an toàn và bảo vệ môi trường, mọi người đang dần quen với việc sử dụng đèn LED – thiết bị chiếu sáng có tuổi thọ cao và tiết kiệm năng lượng. Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng loại đèn này yêu cầu các thiết bị chuyên dụng gọi là nguồn LED Driver để hoạt động.

Led Driver hay còn được gọi là bộ đổi nguồn, trình điểu khiển led. Đây là một nguồn điện khép kín giúp kiểm soát dòng điện và điện áp cung cấp cho đèn led. LED Driver tương tự như chấn lưu của đèn huỳnh quang hoặc máy biến áp cho bóng đèn điện áp thấp. Các bộ phận này cung cấp cho đèn LED lượng điện mà nó đòi hỏi để hoạt động một cách tốt nhất.  

bộ đổi nguồn led driver

Một số đèn LED, đặc biệt là các đèn LED được thiết kế để sử dụng trong gia đình, có chứa các driver rời thuận tiện cho việc sửa chữa và thay thế (ví dụ đèn downlight, đèn led panel, đèn ốp trần,…). Một số bóng đèn khác như bóng đèn bulb thường tích hợp sẵn driver bên trong, giúp thay thế bóng đèn sợi đốt cũ hoặc bóng đèn CFL dễ dàng hơn. Các bóng đèn LED này bao gồm với các chân đế hoặc đế cắm chuẩn (E26/E27).

LED Driver có nhiều kích thước, kiểu dáng phù hợp với mỗi loại đèn led chiếu sáng khác nhau.

Cấu tạo của bộ đổi nguồn driver

Bộ đổi nguồn LED Driver gồm bộ phận chính như sau:

  • Diode chỉnh lưu: Bộ phận này có vai trò biến đổi dòng điện xoay chiều AC ra dòng điện một chiều DC.
  • Biến áp: Giúp cho việc hạ điện áp xuống ngưỡng điện áp hoạt động của đèn led. Chất lượng của biến áp sẽ quyết định chất lượng cũng như khả năng tiết kiệm điện của sản phẩm.
  • Tụ hóa: Gồm tụ lọc nguồn đầu vào và tụ lọc nguồn đầu ra. Tụ lọc nguồn đầu vào giúp san phẳng và lọc nhiễu điện áp đầu vào giúp dòng ổn định trước khi đưa qua tụ lọc thứ cấp. Trong khi đó, tại tụ lọc nguồn đầu ra, các tụ lọc thứ cấp sẽ tiếp tục lọc điện áp đầu ra để thành điện áp một chiều giúp đèn chiếu sáng ổn định hơn.
  • Mosfet công suất: Đây là bộ phận quan trọng trong nguồn LED Driver và có thể đóng cắt với tần số rất cao. Cấu tạo mạch điện nguồn đèn led có chất lượng rất tốt hiện nay.

Vai trò của driver đối với đèn LED?

  • Bộ đổi nguồn LED Driver là bộ phận không thể thiếu và có vai trò trong việc phát sáng của đèn led, cung cấp nguồn điện áp thích hợp và giúp đảm bảo ổn định hoạt động của đèn led.
  • Giúp đèn led chiếu sáng ổn định, kéo dài tuổi thọ sản phẩm.
  • Trong trường hợp gặp các lỗi như điện thấp áp và cao áp cho đầu ra và đầu vào, tải mở và đầu ra sẽ được xử lý. Chức năng bảo vệ thích ứng nhiệt độ ở bộ vi mạch cũng giúp quản lý sức nóng đèn LED hiệu quả hơn.
đèn downlight nổi

Cách kiểm tra driver đèn led

  • Đèn led mà bạn đang sử dụng có hiện tượng nhấp nháy hoặc không sáng rất có thể lỗi do phần driver. Do đó, cách sửa đèn led không sáng bằng đầu tiên đó là kiểm tra driver.
  • Việc kiểm tra điện áp đầu vào và điện áp đầu ra nếu không tương thích sẽ giúp bạn thay thế một driver phù hợp hơn. Đặc biệt, hiện tượng ánh sáng đèn led nhấp nháy có thể do bạn sử dụng một bộ driver không uy tín và kém chất lượng. Hãy chuyển đổi sang một bộ LED Driver tương thích với dòng điện, thương hiệu chính hãng.
  • Ngoài ra, bạn cũng cần phải kiểm tra lại nguồn cung cấp điện cho đèn led có được lắp đúng cách không. Thường bộ đổi nguồn led được lắp trong khu vực thoáng, thông gió để tản nhiệt quá trình sử dụng. Đối với đèn led âm trần, bộ đổi nguồn cần phải được đặt trong hộp chống mưa. 

Các loại Driver đèn Led phổ biến

Có rất nhiều loại driver đèn led trên thị trường, với mỗi loại được ứng dụng cho một loại thiết bị chiếu sáng phù hợp với công suất, điện áp. Dưới đây là một số loại driver đèn led phổ biến.

Driver Led 12V

  • Điện áp đầu ra: 12V, điện áp này đảm bảo an toàn cho đèn led và người dùng.
  • Ứng dụng dùng cho đèn led chiếu sáng dân dụng, đèn led trang trí, quảng cáo,…

Driver Led 24V

  • Điện áp đầu ra 24V phù hợp với không gian lắp đặt dễ có nước tác động. 
  • Điện áp này đảm bảo an toàn cho đèn led và người dùng khi dùng cho đèn chiếu sáng dưới nước hoặc đèn ngoài trời. 

Driver Led 36V

  • Led Driver 36V có kích thước nhỏ gọn, dễ dàng lắp đặt. 
  • Nguồn giúp biến đổi điện áp xoay chiều sang 1 chiều cấp nguồn cho các thiết bị.
  • Nguồn 36V thường sử dụng trong tủ điện công nghiệp, các hộ gia đình, cho camera, cho bảng quảng cáo led, máy bơm DC…

Nguồn Led dây 220v

  • Thường dùng để biến đổi dòng điện 1 chiều AC 220V ra DC 220V. 
  • Thường được dùng để gắn cho đèn led dây; đèn nhà xưởng.
  • Nguồn 220v dùng cho led dây có sự đa dạng về công suất, nhằm đáp ứng tối đa mọi nhu cầu sử dụng. 
  • Công suất tải tối đa 50M led dây.

Nguồn Led Driver 18W

  • Nguồn led Driver 18w là bộ nguồn chỉ dùng cho đèn led có công suất 18w. 
  • Ứng dụng cho các loại đèn led dân dụng hoặc đèn led trang trí công suất nhỏ.

Tổng kết

Qua bài viết trên ELEO cũng đã chia sẻ cho các bạn biết về LED Driver là gì? Hy vọng những thông tin bổ ích ở trên sẽ giúp cho các bạn hiểu được nguyên lý hoạt động của đèn LED để có thể khắc phục được các sự cố xảy ra.

led driver

Tiến Đạt

Tiến Đạt là một chuyên gia trong lĩnh vực thiết bị điện và chiếu sáng, với nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu và phát triển các sản phẩm đèn LED. Anh đam mê công nghệ và luôn tìm kiếm những giải pháp sáng tạo để cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng. Với kiến thức sâu rộng về thiết kế và ứng dụng của các sản phẩm điện, Tiến Đạt đã đóng góp nhiều bài viết chia sẻ thông tin hữu ích, giúp người tiêu dùng hiểu rõ hơn về các sản phẩm công nghệ hiện đại. Anh hy vọng thông qua những bài viết của mình, mọi người sẽ có thêm kiến thức để lựa chọn và sử dụng thiết bị một cách thông minh và hiệu quả.

Website

To top