Thông Tin Hữu Ích

Sự Khác Biệt Giữa Ngắn Mạch và Quá Tải

Quá tải và Ngắn mạch là 2 thuật ngữ được nghe nhiều trong kỹ thuật điện. Hai hiện tượng này thường hay xảy ra và gây nguy hại rất nhiều tới thiết bị và đặc biệt là hiện tượng cháy điện. Vậy ngắn mạch là gì? Quá tải là gì? Chúng có mất an toàn không? Nguyên nhân dẫn đến đến tượng này. Cùng ELEO thăm dò ngay trong bài viết này nhé!

phân biệt giữa quá tải và ngắn mạch

phân biệt giữa quá tải và ngắn mạch

Hiện tượng ngắn mạch là gì?

Ngắn mạch (Short Circuit) hay còn gọi là đoản mạch điện, đây là một trong những sự cố thường gặp ở những công trình lớn. Sự cố này thường xảy ra khi các mạch điện bị chập tại một điểm nào đó, lúc nào dòng điện trong mạch sẻ tăng cao đột biến và điện áp giảm đi, hậu quả sự cố này thường xảy ra như sau:

–  Xuất hiện lực điện động lớn, gây phá hủy kết cấu của thiết bị, chập cháy nổ
–  Làm tăng nhiệt độ đột xuất, phá hủy các đặc tính cách điện, hiện tượng này tiếp tục gây ra sự cố ngắn mạch khác.

Một lưu ý nhỏ là nếu không xử lí hiện tượng ngắn mạch và giải phóng điện kịp thời, sẻ gây ra hư hỏng toàn bộ hệ thống điện, gây thiệt hại không ít về chi phí khắc phục và nguy hiểm hơn là gây tác hại đến con người.

Xem thêm:

Dòng rò là gì? Cách xử lý dòng rò

Nguyên nhân gây ra sự cố ngắn mạch

Có 3 nguyên nhân phổ biến gây ra sự cố ngắn mạch đó là:

– Cách điện bị hỏng
– Do mưa bão, đổ cột điện khiến cho dây chạm vào nhau, sét đánh gây phóng điện
– Do con người đóng điện nhưng quên tháo dây nối đất

Các loại ngắn mạch bạn cần biết

Ngắn mạch chia ra nhiều loại: Ngắn mạch 1 pha, ngắn mạch 2 pha chạm đất, ngắn mạch 3 pha… trong đó ngắn mạch 3 pha là nguy hiểm nhất và được hiểu như sau:

– Ngắn mạch 3 pha nghĩa là 3 pha chập lại 1
– Ngắn mạch 2 pha nghĩa là pha nóng và pha nguội chập lại với nhau đồng thời chạm đất
– Ngắn mạch 1 pha chạm đất là một pha chập đất hoặc chập dây trung tính

Cách khắc phục sự cố ngắn mạch dòng điện

– Tắt nguồn điện: Để bắt đầu theo dõi một mạch điện bị ngắn thì việc đầu tiên là ngắt hết nguồn điện trong nhà, tắt hết thiết bị điện như quạt, ti vi, bóng đèn, tủ lạnh… rồi sử dụng công cụ ngắt điện hay cầu chì để đưa vào mạch điện bị ngắn
–  Kiểm tra các thiết bị điện: Sau khi cài đặt các thiết bị ngắt điện tự đồng thì đóng CB để kiểm tra lại, nếu thiết bị điện có hiện tượng ngắn mạch ngay lập tức thì khả năng có thể nằm trong ổ cắm, phía sau công tắc hoặc bị ổ hộp kĩ thuật, tiếp tục thu hẹp phạm vi để xử lí sự cố

Hậu quả của ngắn mạch

Hậu quả của ngắn mạch

Xem thêm: Mất dây trung tính sẽ như thế nào?

Hiện tượng quá tải là gì?

Quá tải điện (Overload) là hiện tượng vượt quá định mức cho phép của các thiết bị điện và đường dây dẫn gây ra hiện tượng đóng ngắt nguồn cấp và thậm chí gây cháy nổ, chập điện các thiết bị điện.

– Ngoài ra, quá dòng là một hiện tượng liên quan đến cường độ dòng điện, ta có thể thấy hiện tượng quá dòng thường xuất hiện trên máy dòng, thiết bị điện nào đó, không phân biệt nguồn hay phụ tải.
– Cụ thể hiện tượng quá dòng xảy ra khi cường độ vượt quá cường độ định mức, ví dụ trong những trường hợp ngắn mạch hay đoản mạch.
– Một trong những cách nhận biết ở dòng điện quá tải đó là vào ban đêm, khi ta sử dụng nguồn điện vượt mức cho phép, aptomat hay bị nhảy về đêm, ổn áp bị nhảy liên tục khiến cho quá trình sử dụng bị doán đoạn liên tục gây ảnh hưởng đến thiết bị máy móc.
– Ngoài ra, hiện tượng chập cháy, nổ thiết bị, ổ điện cũng là biểu hiện tình trạng quá tải.

Nguyên nhân gây quá tải điện

– Sử dụng dây dẫn không đủ tải:  Sử dụng đường dẫn từ nguồn có tiếp diện nhỏ thì hiệu quả dẫn điện sẻ thấp trong khi đó công suất nguồn điện quá cao sẽ gây ra hiện tượng quá tải.
Cách nhận viết rất đơn giản chỉ cần bạn sờ vào đường dẫn dẫn thì sẻ có cảm nhận rất nóng, và chính vì yếu tố này nó sẽ đốt nóng lớp bảo vệ bên ngoài gây khiến cho múi điện chập vào nhau dẫn đến hiện tượng cháy nổ.

– Sử dụng 1 ổ cắm điện nối cho nhiều thiết bị điện: Theo các tiêu chuẩn thiết kế hệ thống điện thì công suất tối đa của mỗi ổ cắm điện có thể lên đến 3000w và số ổ cắm có thể lên đến 8 lỗ.

Đôi khi nhiều hộ gia đình muốn cho việc sử dụng điện được tiện hơi thì họ dùng 1 ổ cắm chia ra cho nhiều nguồn kết tối khác gây ra sự cố quá tải.

– Lắp đặt thiết bị aptomat không đủ tải: Aptomat là linh kiện giúp bảo vệ các thiết bị, nguồn điện trong gia đình, khi bạn khởi động quá nhiều thiết bị điện trong một lúc, điều này sẻ làm tăng công suất. Nếu aptomat cột điện có định mức thấp thì nó sẻ tự động nhảy liên tục để bảo vệ hệ thống điện.

Cắm quá nhiều phích cắm cho ổ cắm

Cắm quá nhiều phích cắm cho ổ cắm

Xem thêm: Dây trung tính có điện không?

Cách phòng chống quá tải dòng điện

– Để hạn chế tình trạng quá tải, chập cháy hay quá dòng thì nhiều người sử dụng cầu dao điện, CB, Aptomat cho từng thiết bị.
-Một cách khác là ta có thể nâng cấp CB, Aptomat lên công suất cao hơn để đảm bảo phục vụ được nhu cầu sử dụng.
-Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng một số thiết bị như UPS Online hay bộ ổn áp Lioa để ổn định dòng điện.

Trên đây là các thông tin của mà chúng tôi chia sẻ để giải đáp về Ngắn mạch và Quá tải. Hi vọng với những kiến thức này sẽ giúp bạn nắm được các kiến thức về Ngắn mạch và quá tải và đảm bảo được an toàn cho gia đình và người thân của mình.

Nguyễn Minh Đức

Mr Đức đã kinh doanh trong lĩnh vực phân phối Thiết Bị Điện 15 năm. Tôi đã và đang muốn chia sẻ đến các bạn những kinh nghiệm và trải nghiệm tốt nhất trong lĩnh vực Thiết Bị Điện nói riêng và ngành nội thất nói chung.

Website

To top