Điện 1 pha là gì? Điện 2 pha là gì? Điện 3 pha là gì? Ba dòng điện này có gì khác nhau?,… Đó là một trong số các các câu hỏi được đặt ra cho ba loại điện năng này. Trong đó, điện 1 pha và 3 pha là hai điện phổ biến và hay được đưa lên bàn cân để so sánh sự khác nhau. Để biết rõ hơn về từng loại điện này hãy xem ngay bài viết dưới đây.
Nội dung chính
Giải thích về điện 1 pha, 2 pha và 3 pha
Điện 1 pha là gì?
Điện 1 pha được lấy ra từ 1 pha của điện 3 pha để sử dụng cho sinh hoạt các thiết bị có công suất nhỏ, ít tốn điện năng. Điện 1 pha bao gồm có 2 dây dẫn, trong đó có 1 dây nóng và 1 dây lạnh hay còn gọi là dây lửa và dây mát. Tại Việt Nam, hiệu điện thế giữa 2 dây là 220V. Tuy nhiên trên thực tế, tại một số quốc gia khác như: Đài Loan, Nhật Bản…được sử dụng theo quy chuẩn thấp hơn: 100V, 110V, 120V…..
Có nhiều người thường nhầm lẫn giữa điện 1 pha và điện 1 chiều, do điện 1 chiều là dòng dịch chuyển của các hạt điện tích theo hướng không đổi tạo sự hạn chế khi sử dụng. Do vậy điện 1 pha là điện xoay chiều tiện lợi hơn khi sử dụng. Tuy nhiên điện 1 pha có công suất nhỏ, không thể truyền đi xa nên chỉ thích hợp sử dụng trong đời sống sinh hoạt.
Điện 2 pha là gì?
Theo quy ước của ngành điện, số pha sẽ được tính bằng với số dây nóng, vì vậy điện 2 pha sẽ có 2 dây nóng. Tuy nhiên vẫn có một số bạn hiểu lầm điện 1 pha và điện 2 pha là 1. Cụ thể là điện 2 pha sẽ có 2 dây nóng và không sử dụng dây trung tính.
Điện 2 pha được ít người biết đến là do mới được phát minh, thông qua việc nghiên cứu và chế tạo máy. Dòng sản phẩm ra đời với 2 pha lửa và khi sử dụng sẽ được đấu bất kì vào đầu vào không cần dây trung tính, từ đó lấy ra được điện 1 pha ở đầu ra. Thực tế, cả hai dây đều là dây nóng, nhưng 1 trong 2 dây đó có trị số rất thấp, khoảng từ 3V – 5V do vậy mà vẫn có thể tạo hiệu điện thế U = 220V để sử dụng cho các thiết bị điện 1 pha. Do đó điện 2 pha và điện 1 pha có những điểm chung và điểm riêng:
- Điện 1 pha là U dây
- Đều có hiệu điện thế 220V
- Điện 2 pha là U pha
Điện 3 pha là gì?
Hệ thống điện 3 pha bao gồm có 3 dây nóng và 1 dây lạnh, được nối phổ biến bằng hai cách là nối hình sao và nối hình tam giác. Điện ba pha được sử dụng nhiều trong sản xuất công nghiệp, truyền tải đối với các thiết bị có công suất lớn để giải quyết vấn đề tổn hao điện năng.
Về đường điện 3 pha cũng tương tự như 3 đường điện 1 pha chạy song song và chung 1 dây trung tính. Do dó, hệ thống điện 3 pha thường có 4 dây, 3 dây nóng và 1 dây lạnh.
Điện ba pha được xếp vào điện sản xuất kinh doanh, không phải điện sinh hoạt nên giá thành sẽ cao hơn đối với điện 1 pha. Khi sử dụng điện 3 pha sẽ dùng thiết bị điện 3 pha và điện 1 pha sẽ dùng cho thiết bị điện 1 pha. Cũng giống như điện 1 pha, điện 3 pha ở mỗi quốc gia, mỗi khu vực trên thế giới không thể giống nhau. Bởi vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ sở hạ tầng, điều kiện kinh tế cũng như khả năng đầu tư về công nghệ…
Một số giá trị điện 3 pha được sử dụng:
- Nhật Bản : 200V/3F
- Việt Nam : 380/3F
- Mỹ đang : 220V/3F
So sánh điện 1 pha – 2 pha và 3 pha
- Thuật ngữ về dòng điện 1 pha và dòng điện 3 pha không còn là xa lạ đối với người sử dụng. Trong đó dòng điện 1 chiều được ra đời sớm nhưng không có khả năng truyền tải điện đi được xa, sau đó ra đời dòng điện 3 pha chạy song song sử dụng chung 1 dây trung tính.
- Dòng điện 1 pha thường được sử dụng trong sinh hoạt các hộ gia đình với các thiết bị điện công suất nhỏ để tránh hao tốn điện năng. Dây dẫn của dòng điện 1 pha bao gồm 1 dây nóng và 1 dây nguội với hiệu điện thế được sử dụng tại Việt Nam là 220V.
- Đối với dòng 3 pha thường được sử dụng trong hệ thống công nghiệp, cho các thiết bị điện công suất lớn điều này giúp hạn chế lãng phí điện năng. Dòng điện 3 pha có hệ thống gồm 4 dây dẫn trong đó có 3 dây nóng và 1 dây lạnh và được sử dụng với điện áp chuẩn là 380V. Để nối điện 3 pha, có hai cách thường được áp dụng là: nối hình tam giác và nối hình sao.
- Nhiều người lẩm tưởng chỉ có điện 1 pha và dòng điện 3 pha, tuy nhiên trên thực tế còn tồn tại điện 2 pha hay còn được gọi là điện 2 pha lửa. Đây là một loại điện đặc biệt, bởi loại điện này chỉ sử dụng 2 dây nóng và không sử dụng dây trung tính, sở dĩ ít người biết đến điện 2 pha bởi nó được phát minh cách đây ít lâu và ít thông dụng.
- Điện 1 pha thông dụng hơn tại các hộ gia đình vì nó dễ sử dụng, còn điện 3 pha khiến người dùng còn băn khoăn không biết rằng dòng điện 3 pha có ứng dụng được trong sinh hoạt hay không.
Cấu tạo của điện 3 pha
Để tạo ra được nguồn điện 3 pha cần sử dụng máy phát điện xoay chiều 3 pha gồm:
- 3 dây quấn AX, BY, CZ và nam châm điện
- Các dây quấn AX, BY, CZ có cùng số vòng dây và được đặt lệch nhau một góc 2pi/3 trong không gian.
Điện 3 pha có nguyên lý hoạt động: khi quay nam châm với vận tốc không đổi từ trường sẽ lần lượt quét qua các dây quấn và cảm ứng vào trong dây quấn, khi đó sức điện động xoay chiều cùng biên độ, tần số và lệch pha nhau 1 góc 120 độ nếu xét về mặt thời gian là 1/3 chu kì.
Dù là sử dụng loại điện 1 pha, 2 pha hay 3 pha thì người dùng luôn cần phải đảm bảo rằng nó phù hợp nhu cầu và phải nắm chắc thông tin kỹ thuật về từng loại điện. Điều này sẽ giúp đảm bảo an toàn cho bạn và những người xung quanh. Các bạn có thể tìm hiểu thêm về an toàn điện tại QCVN 01: 2020/BCT , Còn nếu bạn đang tìm mua các thiết bị bảo hộ chống điện giật thì hãy đến ngay với ELEO.